Mạng xã hội Lotus giờ ra sao?

Mạng xã hội Lotus giờ ra sao?

Buồn buồn tra google chơi, xem “MXH Lotus bây giờ ra sao”. Đọc được bài viết khá mới (viết đầu năm 2020). Trong đó thấy tư tưởng của ban lãnh đạo Lotus vẫn quá nặng về nội dung. Có vẻ như nội dung chính là trọng tâm mà Lotus quan tâm xây dựng, đúng theo lời công ty nói khi ra mắt.

Thấy sai quá sai.

Bản thân một Mạng Xã Hội (Social Network) nó là một Mạng lưới (Network) giữa cộng đồng với nhau (social). Để thực hiện được sứ mệnh trở thành một Mạng xã hội thì ông nên hoàn thành phần Mạng và phần Xã Hội trước đã 🙂 Thay vì cắm đầu vào clone ra một cái platform tương tự như các mạng xã hội hiện tại (mà người ta cảm thấy chỉ là Customized Facebook, thậm chí còn tệ hơn vì UX chưa đáp ứng tốt).

Vậy mạng xã hội là cái gì? Nó giải quyết vấn đề gì?

Xin thưa, nó là một thứ gì đó (có thể là một nền tảng công nghệ hoặc không) gắn kết một bộ phận trong xã hội, và giúp họ thỏa mãn một nhu cầu nhất định (*), thường thông qua việc tương tác với một đối tượng khác trong mạng đó.

Mạng xã hội sẽ phát triển khi:
1) nó thỏa mãn được nhu cầu kết nối & chia sẻ của người dùng.
2) nó thỏa mãn tốt nhất nhu cầu đó. Hết.

Lotus, mặt khác, lại quá chú trọng vào việc làm sao để tạo ra nội dung, làm sao để kích thích người dùng tạo ra nhiều nội dung. Cũng không quá ngạc nhiên khi Lotus là con gà của VCCorp – một công ty lớn về xuất bản nội dung – thì việc ban lãnh đạo của họ coi trọng nội dung cũng là điều hợp lý.

Mạng xã hội Lotus giờ ra sao?

Điểm sai trái là gì? Lotus đã tự lấy nội dung (thế mạnh nhất của VCCorp) làm “điểm khác biệt” của mình khi so với các mạng xã hội khác như Facebook, Instagram, hay thậm chí ở Việt Nam là GAPO, etc mà không tập trung trả lời câu hỏi lớn nhất của một mạng xã hội:

Chúng ta phục vụ nhu cầu gì của user?

Dựa vào việc Lotus tự định nghĩa bản thân là MXH nội dung/dành cho content creator, tôi xin phép mạo muội suy diễn như sau:

– Lotus phục vụ nhu cầu “sáng tạo nội dung” của Content Creator.

Nếu thành công, nghiễm nhiên Lotus có thể thực hiện điều tiếp theo: Phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội dung của người dùng cơ bản (tạm gọi là cơ bản chứ không dám dùng từ end user, vì chưa rõ end user của Lotus là content creator hay audience của content đó).

Tuy nhiên, “sáng tạo nội dung” lại THƯỜNG không phải là một nhu cầu bạn ạ. Vì nó mệt vcl 😀 😀 :D. Nếu nói đến nhu cầu gốc rễ của content creator thì nó sẽ kiểu như sau:

– Giải tỏa tâm lý, cảm xúc (thông qua viết blog, làm video..)
– Ghi lại kỷ niệm (thông qua viết, đăng ảnh, làm video…)
– Kết nối với mạng lưới quan hệ của mình (nhu cầu này thì ko chỉ content creator mà ai cũng có).
– vân vân…

Vậy, Lotus giải tỏa nhu cầu nào của người dùng? USP của Lotus hơn gì Facebook, Youtube, hay Instagram? Thậm chí, ngay cả với GAPO, thì định vị thương hiệu của họ cũng mạnh hơn Lotus vì nó … có ý nghĩa hơn của Lotus nhiều (mặc dù quảng cáo của GAPO trên Youtube xem như cc, xin lỗi team MKT Gapo 🙂 )

Lotus lẽ ra nên có thế mạnh là “nội dung”. Nhưng thực tế thì sao? Đó là một USP quá chung chung và không tập trung giải quyết một nhu cầu CỤ THỂ nào của user cả. (Bởi platform nào cũng có thế mạnh là nội dung cả 😀 😀 kỳ diệu chưa).

Tôi cảm thấy Lotus thực sự đang lai tạp giữa một publisher và một platform. Nhưng sự lai tạp này thì tiêu cực chứ không tích cực như BOD của Lotus kỳ vọng.

(*) Đôi khi người dùng nhận biết được họ có nhu cầu mà MXH đó cung cấp, đôi khi họ không hề biết.
– Trước khi có những thứ như Facebook, bao nhiêu người biết mình có nhu cầu gắn kết xã hội tài nhà?
– Trước khi có Snapchat, bao nhiêu người biết mình chỉ có nhu cầu chia sẻ một khoảnh khắc hình ảnh thay vì đăng ảnh lên Facebook?

Vài lời,
ND.