7 quan niệm sai lầm khi bắt đầu thiết kế website

7 quan niệm sai lầm khi bắt đầu thiết kế website

Bài viết tóm tắt 7 quan niệm sai lầm thường gặp khi bắt đầu thiết kế website để ai chưa biết cũng có thể tham khảo & rút kinh nghiệm

Những ngày cuối năm này mình lại nhận được nhiều hơn những “kèo” tư vấn, thiết kế website hơn ngày thường. Bất chợt nghĩ lại, trong suốt quá trình làm nghề tư vấn nhiều năm qua, mình gặp không biết bao nhiêu khách hàng, giải thích không biết bao nhiêu thắc mắc mà vẫn cứ nhiều hiểu lầm lặp đi lặp lại lại quá.

Cũng không trách được vì đa phần khách hàng là dân ngoại đạo và không chuyên nên khó tránh khỏi những quan niệm sai lầm khi bắt đầu thiết kế và triển khai website.

7 quan niệm sai lầm khi bắt đầu thiết kế website:

1. BẮT CHƯỚC CÁC TRANG BỰ NHƯ TIKI, LAZADA, SHOPEE LÀ CHUẨN, LÀ HOÀNH TRÁNG

Các trang trên khá nổi tiếng nhưng bản chất họ là “chợ”, là “sàn” với vô vàn chủng loại hàng hóa khác nhau.

– Hãy nghĩ xem shop của bạn chỉ chưa đầy 10 sản phẩm với 3 nhóm khác nhau thì trình bày lên menu và giao diện sẽ lủng lỗ chỗ như thế nào

7 quan niệm sai lầm khi bắt đầu thiết kế website
Chọn giao diện, bố trí phù hợp với định hướng, mục tiêu Website

–> cách sắp xếp chuyên mục, cách lọc sản phẩm quá phức tạp cũng sẽ làm bạn làm mãi không xong cái website để bán hàng.

Đừng mắc lỗi “Việt Nam ham to” nữa nhé!

2. COPY NỘI DUNG WEBSITE TỪ TRANG KHÁC VỀ CHO NHANH, bắt nhân viên copy thật nhiều vào

– Đúng là khi mới làm website chưa có nội dung gì, lại không biết viết gì thì làm content thật là.. nhọc

– Tuy nhiên, bạn không nên vội vàng mà bắt nhân viên hay tự mình đi copy đủ thứ về website vậy –> nội dung trùng lặp, không được Google đánh giá cao thì thành.. làm việc vô nghĩa –> thà không làm.

E-A-T là gì? SEO top Google bền vững với tư duy E-A-T

– Thuê đội content giá rẻ tầm 200k/bài để làm 1 tháng cũng chỉ tầm 4-5 triệu (không đáng bao nhiêu) cũng giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian vừa có content khác biệt để bắt đầu launching website rồi.

3. WEBSITE TỰ CODE MỚI TỐT HƠN PLATFORM HAY NGUỒN MỞ SẴN CÓ!?

– Quan niệm này sai lầm cực kì nghiêm trọng, mình nghĩ do thị trường làm web nhiều công ty quá nên thông tin nhiễu loạn, khó tránh khỏi thông tin sai lệch. Nhưng nhiều ý kiến giống nhau vầy thì phải lên tiếng thôi…

Mỗi nền tảng đều có ưu và nhược riêng, và gốc rễ vẫn là chất lượng của đội ngũ phát triển mã nguồn đó.

— Nguồn mở như WordPress thì phổ biến, giá cạnh tranh, dễ tìm đối tác phát triển ban đầu nhưng khó tìm đối tác thực sự giỏi để optimize hệ thống

7 quan niệm sai lầm khi bắt đầu thiết kế website
WordPress là mã nguồn mở đang được sử dụng nhiều nhất

— Platform sẵn có như Haravan, Sapo hay Shopify thì chuyên dụng cho ecommerce hơn, tối ưu và tích hợp sẵn tất cả để kinh doanh mà đỡ lo nghĩ nhưng đối tác phát triển ít hơn so với nguồn mở.

— Tự code thì dễ dàng tùy biến, tối ưu theo nhu cầu của doanh nghiệp nhanh chóng nhưng cần có đội tech trong nhà hoăc tech partner sâu sát thì mới đảm bảo được hiệu quả vì.. đối tác khác tiếp nhận sẽ đập đi xây lại chứ khó mà phát triển tiếp được.

=> cần tìm hiểu sâu hơn mục này mọi người có thể cmt đặt câu hỏi bên dưới để mình xem xét mở topic riêng bàn nhiều hơn nhé.

4. ĐƠN VỊ THIẾT KẾ LỚN VÀ LÂU NĂM LUÔN TỐT HƠN

– Cái này thì vừa sai lầm vừa chung chung không đi vào từng trường hợp cụ thể:
– Để mình kể vài ví dụ:
— Công ty lớn nhưng chia nhiều cấp độ khác nhau, người giỏi thật sự thì chưa chắc phụ trách dự án của bạn mà chẻ nhỏ ra nhiều nhóm nhỏ >> có thể chỉ phân công tới 1 bạn kĩ thuật mới ra trường chẳng hạn.

— Công ty lớn có thể nhận 100 dự án / tháng với công ty nhỏ hơn phân nửa và chỉ nhận 2 dự án / tháng, ai sẽ làm việc tập trung và hiệu quả hơn!?

— Công ty lớn là lớn do yếu tố gì? có giỏi mảng giải pháp bạn đang cần hay không (VD: giỏi làm hệ thống bán thời trang khác xa bán mỹ phẩm và linh kiện máy tính). Mỗi mảng có đặc thù riêng và có nhiều bài toán phải giải quyết riêng.

Túm lại, nên xét tổng thể mọi yếu tố thành công của dự án để xem xét chọn đối tác phù hợp: đáng tin, nhân sự quản lý và triển khai giỏi, kinh nghiệm + giải pháp phù hợp ngành nghề bạn cần, tinh thần tích cực hỗ trợ bạn khi có sự cố linh hoạt, không cứng nhắc..v.v…
Đây cũng là chủ đề bàn 2-3 câu khó nói hết được (giống mục 3.), mọi người quan tâm thì comment bên dưới hỏi thêm nhé.

5. PHẢI THÊM NHIỀU MÀU SẮC SẶC SỠ, TÍNH NĂNG MỚI LẠ CHO WEBSITE NỔI BẬT

– Nếu bạn thực sự không phải là dân chuyên thiết kế thì nên nghe theo gợi ý từ chuyên gia, điều chỉnh 1 vài phần cho hợp nhãn sẽ có kết quả thiết kế tối ưu nhất.

–> còn nếu nhất nhất theo ý bạn thì tốt nhất không nên bỏ tiền ra thuê thiết kế lại cho chuyên nghiệp, vì đằng nào nó cũng về cái mẫu ban đầu của bạn thôi.

Thẳng & thật! hehe

6. TỰ CHỤP HÌNH SẢN PHẨM ĐƯỢC RỒI, CẦN GÌ THUÊ AI CHỤP VÀ LÀM BANNER

Website có đẹp, trông đáng tin và chuyên nghiệp hay không thì đến 80% là phụ thuộc vào hình ảnh nhưng đa phần mọi người không để tâm đầu tư mảng này.

– Giao diện website thì bản chất mang tính logic và đặt hiệu quả lên cao nhất, những thành phần làm website sang & đẹp lên nằm ở banner và ảnh chụp sản phẩm

–> hãy đầu tư nghiêm túc cho việc này vì nó không tốn quá nhiều tiền lại xài được lâu dài (thực sự)

7. CHỈ QUAN TÂM ĐẸP XẤU THEO CẢM TÍNH CỦA MÌNH MÀ KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN HIỆU QUẢ TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÙNG

– Đa phần mọi người đi vào cảm tính khá nhiều mà không đi vào định tính, định lượng rõ ràng để gia tăng hiệu quả cho website của mình.

–> nếu 90% người dùng vào website bạn bằng thiết bị di động thì hãy bỏ luôn khỏi tối ưu giao diện trên PC/Desktop gì cho tốn thời gian. Tập trung cái tạo ra hiệu quả nhất thôi.

Amp
Tập trung tối ưu tốc độ website trên di động

–> Đừng chỉ vì muốn thêm cái ảnh không ai ngó, điều chỉnh lên xuống cái thứ tự menu không ai xài hoặc muốn thêm 3-4 cái nút cho đủ đẹp đội hình mà người ta không bao giờ click vào nhé.