Khi bạn đã là một sinh viên, đặc biệt là sinh viên Marketing, thì bạn phải làm gì để nỗi lo “thất nghiệp” không còn ám ảnh ?
Thiệt ra bài này ai đọc cũng được nhé! Vì muốn cho các bạn fresher chuẩn bị đủ tâm lý để bắt đầu bơi nè ^^
Nguồn: Tổng hợp – Phèn Marketing – A Brand of SOC
Mục lục
1.TIẾNG ANH RẤT QUAN TRỌNG
Tiếng Anh cực kỳ quan trọng trong bất cứ ngành nghề nào chứ không phải chỉ riêng Marketing.
Một khi vốn tiếng Anh của bạn đã dồi dào, bạn sẽ có thể tự tin tìm hiểu những kiến thức viết bằng tiếng nước ngoài, hoặc mạnh dạn apply vào các công ty đa quốc gia.
Đừng chỉ dừng lại ở mức “Hello, how are you. I’m fine. Thank you and you”
Đừng chỉ dừng lại ở mức “Hello, how are you. I’m fine. Thank you and you”
Nếu có tiền thì vào trung tâm học, siêng năng muốn tự lực thì lên Internet… Giờ cái gì cũng có trên mạng hết, chịu khó search là ra à. Anyway, hãy đảm bảo thành tiếng Anh của bạn tốt nhé!
2. LO ĐI LÀM SỚM GIÙM TUI!
Người Việt mình có cái tật hay tôn thờ sinh viên nước ngoài. Lúc nào cũng “Ồ” lên sao người ta ăn gì giỏi dữ. Giỏi là giỏi ra sao, Việt Nam luôn tự hào nằm trong top đầu về toán học thế giới mòa ? Vả lại, người ta chỉ hơn mình ở cái tính tự giác thôi.
Bill Gates, anh Mark,… đều lập trình hàng ngàn giờ trước khi viết ra một chương trình hoàn chỉnh. Không làm lấy gì đòi thành công ?
Có thể bạn sẽ nói: “Em mới năm nhất làm ăn gì Phèn ơi” hay “Giờ công ty nào cũng đòi bằng Đại học hết đó Phèn”
Xin lỗi à!!! Học viên của Phèn rất nhiều người là năm nhất, năm hai giờ đã đi thực tập tại các công ty nước ngoài. Mấy bạn đó chịu học, chịu làm, không làm full-time được thì làm part-time rồi nhận lương trên hiệu quả công việc.
Có bạn năm 2 đã được nhận vào một công ty Nhật Bản. Mà nói thiệt, ai được nhận vào làm chung với người Nhật thì phải gọi là cực giỏi…
Bạn nghĩ đi, 18 tuổi người ta đã được thực tập Marketing. Ba năm sau ra trường, nếu bạn và người đó cùng xin vào một công ty lớn, nhà tuyển dụng sẽ chọn ai ?
Không có bằng cấp thì mình chứng minh bằng năng lực. Tại sao mấy anh chị năm cuối sắp ra trường lại nhìn đàn em học năm 2 ngồi chạy SEO, adword, lập kế hoạch marketing… rồi ngồi ngưỡng mộ, kêu ước gì mình được như ẻm. Gì ngược đời vậy!!!
Chỉ luôn cho, lên Vietnamworks, Timviecnhanh,… rồi thiết kế cái CV tử tế chút, xong kiếm việc làm cho mình đi nhé!
3. HỌC, HỌC, HỌC
Bạn có nghĩ mình biết hết tất cả khái niệm về Marketing không ?
Có bạn nào biết SEO là gì ? Sampling là gì? Brief là gì ? Quy trình chạy Adword là gì? Webservice là gì? Gamification là gì? Direct Marketing khác gì với Advertising ?
Có thể có người sẽ trả lời “tui biết hết”, vậy bạn đó quá giỏi hem cần đọc bài này nữa. (mà bài này viết cho sinh viên nha, người đi làm biết nhiều xin đừng vào thể hiện)
Còn bạn nào tự nhận thấy “ủa sao tui chưa biết gì hết” thì chỉ cần nhớ giúp Phèn một điều : Học không ngừng! Không bao giờ bạn dám nói không còn gì để bạn học.
4. MỤC ĐÍCH SỐNG CỦA BẠN LÀ GÌ ?
Hiện nay các bạn sinh viên có một bộ phận không nhỏ đi học đều vì gia đình ép đi học, thấy bạn học thì mình cũng học, thấy báo chí tivi nói nhiều về ngành này là “xu hướng là tương lai” nên học.
Để không bị lạc lối thì bạn nên xác định được mục tiêu của mình là gì. Có người sẽ kêu là có nhiều tiền, có người muốn giúp đỡ cộng động, có người là muốn thay đổi thế giới. Cái nào cũng đều tốt nếu bạn chịu bắt tay vào thực hiện!
Đừng thấy người ta chạy rồi chạy theo, dễ đuối lắm…
5. LÀM CHỦ HAY LÀM THUÊ ?
Sinh viên các ngành kinh tế hay có mơ ước xì ta úp công ty rồi gầy dựng công ty thành các Unicorn (là các công ty khởi nghiệp có giá trị 1 tỷ đô la)
Nhưng đời không như là mơ. Sẽ có người thành công và cũng có người sẽ thất bại. 100 startup hỏi thử được 20 người thành công hay không ?
Ngược lại, có những người không ưa sự mạo hiểm sẽ chọn đi làm thuê. Điều này không có gì xấu cả. Chỉ là họ không muốn gánh vác quá nhiều trọng trách trên vai mình. Có trường hợp nhân viên còn giỏi hơn cả chủ nữa cơ. Ông chủ Xiaomi Lei Jun cũng từng nói rằng ông thích làm việc với những người giỏi hơn mình.
Làm chủ hay làm thuê đều tốt như nhau cả. Quan trọng là bạn chọn cái nào. Cái nào mới phù hợp với sứ mệnh cuộc đời của bạn ?
6. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN
Nói nghe ghê gớm nhưng đây đơn giản là một sự nhận diện của mọi người về bạn.
Đơn giản là bạn tạo nên một profile của bạn trên các công cụ Internet, các mạng xã hội như Gmail, Facebook, Linkedin, Skype,… để người khác liên lạc với bạn dễ hơn thôi.
(Ông nào chưa có Linkedin thì làm ngay đi nhé, công dân toàn cầu rồi mà không biết mạng Linkedin thì về nhà đập đầu vào gối đi)
Quan trọng nhất là phải tự thiết kế ra một mẫu CV của riêng mình, đừng lấy trên mạng xuống please. 100 CV nộp vào công ty thì 99 lấy trên mạng, 1 cái tự thiết kế. Phe nào thắng ?
Dù bạn chỉ là cá nhân nhưng hãy chăm chút cho mình về sau, nếu bạn là sinh viên có tầm nhìn.
À mà CV là viết tắt của chữ gì vậy hen, dám nhiều người không biết…
7. ĐỪNG ĐUA ĐÒI VÌ ĐẲNG CẤP MỚI LÀ MÃI MÃI
Chắc bạn không ít lần nghe “Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi”.
Đừng đua đòi mua một chiếc Iphone 8 khi bạn vẫn còn phải xin tiền ba mẹ mỗi ngày. Quần áo, giày dép, mũ nón,… có vài ba chục triệu thì chi thu hút được những người thiếu hiểu biết. Còn đối tác, đồng nghiệp, tri kỷ sau này, người ta không cần những thứ đó.
Đừng chạy theo model, hãy chọn cho mình một phong thái nhất định. Anh Mark có bảy cái áo một màu mặc cả tuần. Warren Buffet cũng xài chiếc xe hơi đã xài 25 năm. Còn bạn thì sao, điện thoại bạn xài bao nhiêu năm thay một cái ?
8. ĐỪNG NGỦ QUÊN KHI CHƯA CÓ GÌ TRONG TAY
Nhiều sinh viên từ thời học cấp 3 đã quen với cái tư tưởng “Học đại học nhàn lắm ai ơi…”
Sáng nhờ bạn điểm danh hộ, tối lướt Facebook 3-4 tiếng xong ngủ, tệ hơn là la cà tiệm nét, quán nhậu… (tất nhiên Phèn không có đánh đồng tất cả nhé, ai nhột ráng chịu)
Sách đọc vài trang đã chán, tiếng Anh học vài clip đã buồn ngủ. Họ sẽ tỉnh táo hơn nếu đang chơi Liên Minh hoặc xem những clip hài nhảm nhí dài tập… Giải trí là tốt, nhưng tại sao các bạn lại bỏ bê việc học ? (Tự tin mình thông minh vui lòng đọc lại điều số 3)
Các bạn định ngủ quên đến bao giờ khi mà nhiều bạn trẻ khác đang “đua tốc độ” với nhau. Mãi là người phía sau các bạn không thấy chán à ?
Đã có gì trong tay đâu…
9. THÀNH THẬT
Nhiều người trước mặt ra vẻ tốt bụng, thân thiết nhưng khi nói chuyện với người ta lại kêu người kia “Kém Sang”…
Tác giả Tony Buổi Sáng đã từng đề cập đến một câu hỏi kiểm tra rất hay của người Nhật: “Bạn đã bao giờ nói dối chưa ?”
Thành thật với mọi người và chính mình là điều quan trọng nhất.
Nếu sếp bước vào rồi khen “Hôm qua các emị làm rất tốt”, ai cũng nghĩ sếp nói mình, sếp mà nói “tại sao tụi bây đần thế!” thì ai cũng sẽ nghĩ “thằng đần kia kìa” chứ không phải mình.
Hãy thành thật đi các bạn, đần hay giỏi, tự các bạn biết.
Giỏi thì tốt, cố gắng thêm. Đần cũng chả sao, tự mình biết cố gắng. Người không dám đối mặt với bản thân là người yếu đuối nhất. Vậy bạn có giỏi không ?
10. THẤM NHUẦN TỪ “TRÁCH NHIỆM”
Trách nhiệm là thứ mà sinh viên ngành nào có lẽ cũng thiếu. Và nó là một chuyện không phải giỡn chơi. Đặc biệt là khi đi phỏng vấn.
Phèn có cơ hội được quan sát quy trình phỏng vấn của một phòng tuyển dụng và đã chứng kiến nhiều chuyện dở khóc dở cười như sau. Quên giờ phỏng vấn, không nhớ tên công ty là gì, phỏng vấn vị trí nào không biết, hủy lịch không báo trước, nhà tuyển dụng gọi điện thì khóa máy…
Trời ơi! Thái độ kiểu gì vậy ?
Vậy mà các bạn lúc nào cũng than trời là sao hem ai cho tui việc làm, tui rảnh quá mà!!!
Nếu bạn đã từng làm những hành động kể trên thì bạn phải biết xấu hổ cho những gì mình đã làm. Còn nếu bạn chưa từng thì Phèn xin chúc mừng, bạn đã hơn rất nhiều người khác ở cái thái độ rồi đấy.
Câu chuyện phỏng vấn chỉ là một trong hàng trăm chuyện liên quan tới trách nhiệm của sinh viên. Sau này khi các bạn đi làm, sếp của bạn quăng cho một đống tài liệu rồi bảo bạn muốn làm gì thì làm, bạn sẽ nghĩ gì ?
Trách nhiệm trong công việc, trong các mối quan hệ, với bản thân… Nghe dễ mà không dễ tí nào đâu nha!
Một lời nhắc nhở nhẹ cho toàn bộ sinh viên