Cũng không quá khó hiểu khi thị trường Marketing online ngày một cạnh tranh, website mới mọc lên như nấm. Các công nghệ mới đang dần lộ diện. Ở thời điểm công nghệ 4.0, đứng yên có nghĩa là chết.
Đó là lý do vì sao, những nhà quản trị SEO trên Google cần phải là người đầu tiên nắm bắt và tiếp cận những xu hướng mới. Hãy cùng khám phá 12 xu hướng SEO trong năm 2020, để bạn có thể trở thành người đầu tiên leo top Google
Mục lục
1. Voice Search đóng vai trò quan trọng trong SEO
Trước cuộc cách mạng công nghệ tới từ smartphone, người ta đơn giản chỉ điền thông tin thủ công trong thanh công cụ tìm kiếm. Đây là lý do mà các SEOer đặc biệt dành thời gian để trang web của mình đứng top trong các keyword tìm kiếm hot.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của smartphone, con người có thể dùng giọng nói để tra cứu thông tin một cách dễ dàng. Điều này làm thay đổi mạnh mẽ SEO và hoạt động Inbound Marketing.
Vậy Voice Search (Tìm kiếm bằng giọng nói) thay đổi SEO như thế nào?
Khi người dùng sử dụng Voice Search, họ có thiên hướng đặt những câu hỏi dài và đánh đúng trọng tâm thứ mà họ đang cần tìm. Những từ khóa ngắn không còn trở nên quan trọng nữa.
Voice Search đang gần với người dùng hơn bao giờ hết, khi dự báo từ Econsultancy, một trong những Agency lớn nhất tại Anh Quốc đã cho thấy: Hơn 50% lượt tìm kiếm trên Internet sẽ tới từ Voice Search.
2. Thời đại Snippet thống trị
Năm 2020 được dự báo là thời điểm Snippet thống trị và xuất hiện dày đặc trong các kết quả tìm kiếm của Google.
Trước tiên hãy cùng tìm hiểu Snippet là gì:
Snippet, hiểu đơn giản là kết quả mà Google trả lời trực tiếp thắc mắc của người dùng trong danh sách kết quả tìm kiếm.
Lấy ví dụ như thế này: Khi tôi gõ “How to play soccer?” (Chơi bóng đá như thế nào?) trên thanh tìm kiếm của Google, trước khi trả về cho tôi những trang Web có chứa thông tin về luật chơi, Google trả về cho tôi thông tin như thế này:
Đúng như vậy, Google trực tiếp trả lời câu hỏi mà tôi cần. Đáng chú ý hơn, câu trả lời trên được trích từ trang Web đứng thứ 3 trong danh sách kết quả tìm kiếm của Google (đứng đầu là bài viết của WikiHow).
Trong trường hợp này, SEOer thường gọi kết quả trên là “vị trí 0“. Snippet có thể đem đến cho các kết quả tìm kiếm nằm ngoài vị trí #1 cơ hội trông thấy để thu hút lượng traffic khổng lồ từ công cụ tìm kiếm Google.
3. Video trở thành nguồn thông tin chính yếu
Quan trọng không kém gì Voice Search, đó chính là kết quả tìm kiếm bằng Video.
Bản thân Google đã có cuộc nghiên cứu liên quan tới hành vi tìm kiếm của người dùng. Kết quả cho thấy 6 trên 10 người dùng thích xem nội dung video trên mạng hơn là trên TV truyền thống. Có vẻ, YouTube đang là “chiếc TV” mới trong mắt giới trẻ.
Để tối ưu hóa kết quả tìm kiếm video, SEOer cần phải nghiên cứu và lựa chọn keyword leo top chuẩn xác, lồng keyword vào tiêu đề, mô tả video một cách khéo léo. Nội dung video cũng cần sáng tạo, độc đáo và cuốn hút.
4. Trải nghiệm trên thiết bị di động sẽ quyết định thứ hạng tìm kiếm
Một website không thân thiện trên nền tảng di động khó có thể chen chân vào top ranking Google. Điều này sẽ trở thành hiện thực trong năm 2020, nhất là khi ngày càng nhiều người dùng trên Thế giới tiếp cận với các thiết bị di động.
Nhiều nghiên cứu cho thấy: 88% người dùng tìm kiếm thông tin trên smartphone, trong khi 84% trong số họ tìm thông tin trên máy tính và tablet cộng lại.
Sự quan trọng của việc tối ưu hóa trang web trên nền tảng di động cũng quan trọng không kém việc tìm kiếm từ khóa và phát triển content SEO.
5. Cải thiện trải nghiệm người dùng
Dù nội dung bài viết của bạn có hấp dẫn, sáng tạo đến đâu, nhưng nếu web mà load chậm, giao diện không thân thiện thì người dùng cũng sẽ không duy trì thời gian on-site được lâu.
Số liệu từ Salesforce đã chứng minh, chỉ 1 giây delay khi load trên web cũng đủ khiến tỷ lệ khách tương tác với page giảm đi 7%.
Bên cạnh việc cải thiện thời gian load page, bạn cũng đừng quên cải thiện trải nghiệm người dùng thông qua giao diện website: như thiết kế web trực quan, điều hướng tốt, xây dựng sitemap logic, theo trình tự logic. Những khía cạnh này cũng rất quan trọng để Google xếp hạng web của bạn trong danh sách tìm kiếm.
6. CTR và Dwell Time trở thành “vua” trong các chỉ số đo lường SEO
Trong năm 2020, CTR (Tỷ lệ nhấp chuột vào nội dung tìm kiếm) và Dwell Time (Thời gian người dùng trên trang web từ lúc click chuột đọc nội dung cho tới khi back lại trang tìm kiếm) trở thành một trong những chỉ số đo lường quan trọng nhất để tính toán mức độ hiệu quả của hoạt động SEO.
Cả hai chỉ số này đều thể hiện rõ: Mức độ hài lòng của người dùng khi tiếp cận nội dung mà họ vừa tìm kiếm. Thời gian on-site càng lâu, tỷ lệ nhấp chuột càng cao, nội dung bài viết càng chất lượng, càng có khả năng đứng top trong danh sách trả về của Google.
7. Trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo, hay AI (Artificial Intelligence) là một trong những công nghệ quan trọng và thu hút nhiều sự chú ý của Marketer trong thời gian gần đây.
Những công ty lớn như Google cũng đang dần áp dụng AI để cải thiện kết quả tìm kiếm. Hãy xem lịch sử thay đổi thuật toán của Google ra sao trong vòng 10 năm trở lại đây:
Vậy AI hoạt động như thế nào?
Bằng hệ thống thuật toán phức tạp, AI học hành vi tra cứu kết quả tìm kiếm của người dùng thông qua hệ thống dữ liệu khổng lồ. Đây là cách để Google sắp xếp thứ tự kết quả tìm kiếm đạt độ chính xác rất cao. Đây không chỉ là xu hướng SEO trong năm 2020, mà đã là thực tế đang diễn ra mà các SEOer cần phải lưu tâm.
8. Tạo content chất lượng
Mặc dù online ads vẫn có giá trị trong digital marketing, không phủ nhận thực tế rằng nó ngày càng đắt đỏ hơn. Cũng chẳng có điều gì kiểm chứng rằng người dùng sẽ click vào các bài quảng cáo trên Google.
Nhiều số liệu chỉ ra rằng: Chỉ có 9% tổng số quảng cáo trên nền tảng kỹ thuật số gây được sự chú ý của người xem, khiến họ “dán mắt” vào xem quá 1 giây đồng hồ. Nghiên cứu khác thì cho thấy: Các ứng dụng chặn quảng cáo đang được cài đặt trên 615 triệu thiết bị kỹ thuật số (theo khảo sát năm 2017).
Chất lượng nội dung là nền tảng của SEO. Đứng trước sự suy thoái của ads, content vốn quan trọng, nay còn quan trọng hơn.
Trong xu hướng SEO 2020, content không chỉ đơn giản là những bài viết cô đọng, truyền tải nhiều thông tin hữu ích đơn thuần, mà còn phải mang tính sáng tạo, truyền tải thông điệp bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau (như video, infographic,…).
9. Độ dài bài viết cũng quan trọng
Ở phần trước, tôi có nhắc tới việc cải thiện chất lượng content quan trọng đến nhường nào trong việc cải thiện thứ hạng SEO. Nhưng có một sự thật khác mà bạn chưa hẳn đã nhận ra: Content càng dài, bài viết càng leo lên top cao trên Google.
Một bài viết chất lượng với dung lượng từ trong khoảng 2300 – 2400 từ thường đứng trong top 5 danh sách kết quả tìm kiếm, theo bảng khảo sát dưới đây:
Nguyên nhân là bởi, những bài viết dài có content chất lượng thường làm người đọc khó rời khỏi màn hình, khiến dwell time đạt ở mức cao. Mà dwell time cao thì Google tự động xếp bài viết đó ở rank cao, mà rank cao thì organic traffic lớn. Âu đây cũng là mối quan hệ nguyên nhân – kế t quả rõ ràng.
10. Tận dụng influencers
Các digital marketers và doanh nghiệp ngày càng bạo chi trong việc sử dụng influencer marketing. Theo nghiên cứu của Linqia, doanh nghiệp influencer marketing, từng hợp tác với Nestle hay Unilever, 39% doanh nghiệp chi ngân sách khủng cho influencer marketing năm 2018 (trong khoảng $25.000 đến $50.000/năm).
Thuê và sử dụng những người có tầm ảnh hưởng lớn xây dựng content marketing là một bước đi thông minh của các doanh nghiệp trong việc thu hút traffic và nâng tầm uy tín website. Xa hơn, nó còn có thể đem lại cho bạn các leads và tạo nguồn sales mới.
11. Bảo mật người dùng
Trong thời đại mà an toàn thông tin là yếu tố được đặt lên hàng đầu, việc bảo đảm tính bảo mật cho người dùng khi truy cập vào website cũng là yếu tố quan trọng trong SEO.
Vì nếu người dùng cảm thấy không an toàn khi thăm page, họ có xu hướng rời khỏi website đó ngay lập tức.
Quan trọng hơn, khi có dự định thu thập thông tin từ người dùng, bạn phải có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu đó tránh khỏi sự rò rỉ và xâm nhập từ các tin tặc.
12. Sử dụng các công cụ tìm kiếm thay thế
Hiện nay, Google được coi là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới. Nhưng có bao giờ bạn thử nghĩ, nếu một ngày Google “chết”, có nền tảng nào thay thế cho hoạt động SEO của mình?
Cũng không quá khó để bạn tìm các phương án dự phòng. Trên thị trường có nhiều công cụ bạn nên lưu tâm, như YouTube, Cốc Cốc, Bing,… Khám phá những công cụ thay thế cũng là SEO trend trong năm 2020.
Tổng kết
SEO đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ với hoạt động Inbound Marketing, mà còn tới chiến lược Marketing tổng thể của doanh nghiệp. Không chỉ đơn giản là xây dựng content và nghiên cứu từ khóa, SEO còn liên quan tới các khía cạnh như tối ưu trải nghiệm người dùng, bảo mật dữ liệu và áp dụng công nghệ mới.
Và quan trọng hơn cả, Google luôn đặt thói quen tra cứu của người dùng làm yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thay đổi trong thuật toán hoạt động của bộ máy tìm kiếm. Mọi xu hướng, mọi sự thay đổi bạn nên đi từ gốc rễ của vấn đề: Hành vi ngườ i dùng.
Theo uplevo.com