TỐI GIẢN ĐÚNG NGHĨA (TRUE MINIMALISM)

TỐI GIẢN ĐÚNG NGHĨA (TRUE MINIMALISM)

TỐI GIẢN ĐÚNG NGHĨA

(TRUE MINIMALISM)

Khi nghĩ đến Minimalism, chúng ta lập tức hình dung tới hình ảnh dưới.
Hoặc gần giống như vậy—một cái nền trắng, và một vài dụng cụ cơ bản “tối thiểu”.
Đây không phải Minimalism theo tiêu chuẩn của mình.
Những hình ảnh bạn thường thấy phía trên đạt được tính thẩm mĩ (aesthetics) rất cao bởi sự tính tinh khiết, đơn giản tối thiểu. Đây là điều không phải bàn cãi.
Nhưng nó lại thiếu tính chức năng (utility)
Những bức ảnh bạn thường gặp về minimalism cho bạn một cái concept nghệ thuật nhiều hơn là mang tính thực tiễn. Bởi nếu nó không thực tiễn, bạn chỉ có thể ngắm hoặc sống trong khoảng thời gian rất ngắn rồi lại ngựa quen đường cũ.
Tối thiểu chỉ thực sự hiệu quả khi chức năng được bảo tồn. Bởi nếu chức năng không bảo tồn thì đây không phải là tối thiểu. Đây là nghèo nàn (poverty)
Tối thiểu không xuất phát từ chức năng giống như xe máy không có động cơ. Đẹp rất đẹp, nhưng chỉ để chiêm ngưỡng. Hay những cuốn sách bìa rất đẹp nhưng bên trong không có chữ.
Chức năng luôn luôn đi trước tối thiểu.
Utility always comes first
Mục tiêu của tối thiểu không phải vứt hết những thứ không cần đến để tận hưởng cuộc sống một cách đơn giản nhất.
Mục tiêu của tối thiểu là tối đa hoá chức năng để bạn CÓ KHẢ NĂNG tối giản hoá những thứ phi chức năng.
A suy ra B. Nếu A không tồn tại, B cũng không tồn tại.
Để B tối thiểu, A phải được tối đa.

TECHNOLOGY IS A FRIEND, NOT AN ENEMY

Và phần lớn chúng ta tập trung vào tối thiểu B nhưng không đề cập đến tối đa A. Đó là lý do minimalism thường thất bại.
Chính vì vậy, bạn đừng vội quan tâm đến tối giản. Mà trước hết hãy quan tâm đến tối đa.
Nhà cũ của mình ở Việt Nam sống gần những khu tập thể cũ.
Nơi đây là nơi mà chiều chiều mọi người mang quần áo ra giặt ở sân với đủ các loại chậu các màu khác nhau, nằm la liệt dưới sân.
Cô X là một người trong số đó. Xung quanh cô là 4 cái chậu, miệt mài giặt hết cái quần này đến cái áo khác. Sau hàng tiếng đồng hồ giặt, cô phơi lên dây phơi la liệt quần áo, che lấp cả ánh nắng mặt trời.
Cô X là một người nói không với các thiết bị công nghệ vì với cô chúng làm cuộc sống con người trở nên phức tạp quá mức cần thiết. Cô thích tự giặt, tự phơi cho đơn giản.
Mỗi buổi trưa và tối sau khi ăn cơm xong, đứa con trai của cô lại bưng một chậu bát ra rửa. Từng cái một. Nước và xà phòng xối xả khắp nơi.
Cuộc sống cứ tiếp diễn như vậy.
Và họ tự hào là những người sống đơn giản.
Nhưng không nhận ra về bản chất, họ là những người lạc hậu (outdated). Đây không phải là sự chê bai. Đây là sự thật khách quan (objective truth)
Bởi ngay cạnh hàng xóm của họ là nhà của anh Y (tức anh Kiên Trần)
Nhà anh Y chỉ có một cái chậu (thay vì 10 cái).
Bởi anh Y không bao giờ cần phải giặt quần áo từ giờ cho đến cuối đời. Chiếc máy giặt tối tân đã giúp cho anh giải phóng được thời gian, công sức để anh làm việc khác. Và không gian.
Tiếp theo là máy rửa bát.
Nếu như nhà cô X la liệt bát nằm ở chậu mỗi khi ăn xong. Đầy dầu mỡ và thức ăn thừa, thì chậu nhà anh Y luôn sạch bóng. Bát đũa nằm trong máy rửa bát. Gần như không bao giờ chạm đến cái chậu.
Nhà trở nên gọn một cách mặc định. Không phải cố tình. Mà là mặc định (default). Tự động. Không cố ý.
Trong khi đó nhà cô X, dù bỏ bao nhiêu công sức ra cũng không thể gọn bằng nhà anh Y.
Một bên bừa bộn là trạng thái mặc định. Còn bên kia, gọn gàng là trạng thái mặc định.
Ví dụ trên cho thấy, nếu bạn không tối đa hoá công nghệ. Bạn cố gắng thế nào cũng không thể tối thiểu.
Công nghệ (technology) là bạn của tối giản chứ không phải kẻ thù.
Chiếc máy tính để bàn Desktop cồng kềnh, thô kệch chạy hệ điều hành Windows ngày nào đã giúp tối giản hoá công việc văn phòng và tủ giấy. Chúng ta không quá cần đến giấy và lưu trữ giấy nữa.
Tối đa trong công nghệ giải phóng diện tích hàng loạt.
Ngày nay thậm chí chiếc Desktop đã biến thành một cái Laptop bạn có thể mang đi (lại giải phóng thêm diện tích). Và giờ là Smartphone hay iPad có thể khiến bạn vận hành gần như mọi thứ.
Bàn máy tính, ghế, tủ, trở nên lỗi thời.
Chiếc thẻ nhớ 512GB bé bằng cái móng tay đủ lưu trữ hàng thập kỷ ảnh, video, nhạc của bạn.
TV, đầu đĩa DVD, máy nghe nhạc thậm chí cũng trở nên lỗi thời.
Grab thậm chí giúp cho nhiều người thậm chí không bao giờ cần đến nhà xe và xe máy.
Sự tối giản là điều tất yếu. Mặc định. Một kết quả nghiễm nhiên của việc tối đa hoá công nghệ.
Minimalism is a default state. Not a choice
Vì vậy, trước khi có ai đó đề cập đến Tối giản, bạn phải đảm bảo họ trước hết phải tối đa hoá công nghệ. Đây là tiêu chuẩn đầu tiên. Bởi nếu họ coi công nghệ là kẻ thù, họ đang đi ngược lại với tối giản.
Tối giản chức năng đồng nghĩa với tối đa hoá sự bừa bộn và chậm chạp (vì bạn không còn cách nào khác).

MINIMIZE DECISION POINTS

Sau khi chức năng được tối đa hoá. Bây giờ mới là lúc chúng ta mới có thể yên vị ngồi nói chuyện về tối giản (bởi nếu không giờ này bạn còn đang ngồi giặt nốt 3 chậu quần áo và chờ load nốt trang Facebook trên chiếc điện thoại bàn)
Tại sao Mark Zuckerberg và Steve Jobs lại chỉ mặc duy nhất một bộ quần áo.
Bởi họ không muốn dành thời gian suy nghĩ phải mặc gì khi thức dậy.
Họ muốn tiêu diệt (eliminate) cái quá trình não bộ xử lý thông tin hôm nay nên mặc gì vĩnh viễn khỏi cuộc đời họ. Mỗi ngày.
Mỗi một quyết định mà bạn phải suy nghĩ là một Decision Point
Hằng ngày bạn phải ra rất nhiều quyết định khác nhau. Mỗi quyết định này chiếm một phần nhỏ KHÔNG GIAN trong não bộ của bạn và THỜI GIAN xử lý.
Ví dụ khi bạn lăn tăn không biết hôm nay nên mặc gì, bạn tốn mất 30 giây suy nghĩ. Và trong khoảng thời gian 30 giây này bạn không nghĩ được việc gì khác quan trọng hơn.
Sau đó bạn lại lăn tăn không biết nên đi giày gì, bạn tốn thêm 30 giây nữa. Và trong khoảng thời gian này tất cả những gì bạn suy nghĩ đến là giày, màu sắc, tính chất, cách người khác nghĩ gì về bạn, độ thoải mái, độ thời trang.
Bạn tưởng tượng một người có 30 đôi giày và 50 bộ quần áo khác nhau. Thời gian 30 giây kia vẫn còn là nhanh. Nhiều trường hợp phải mất nửa tiếng.
Khi đối mặt với quá nhiều sự lựa chọn, não bạn tê liệt. Và trong suốt một ngày, não bạn bị tê liệt liên tục bởi những quyết định không mấy quan trọng như vậy. Nó trở nên tắc nghẽn. Nặng nề. Quá nhiều vật chất khiến bạn tê liệt và tăng lượng decision points.
Trong khi về bản chất, bạn chỉ muốn đi ra ngoài.
Và chẳng ai quan tâm đến bạn.
Cái Decision Points ở trên trở nên vô nghĩa và cần được loại bỏ.
Khi não của bạn được giải phóng vì không phải suy nghĩ và ra những quyết định không cần thiết, nó lúc này mới có khả năng vận hành một cách tử tế.
Giống như khi lướt Web bạn mở một lúc 200 cái Tabs. Việc lướt trở nên chậm chạm thiếu hiệu quả. Sau khi tắt hết đi và chỉ bật một Tab, nó chạy vèo vèo như một cơn gió.
Bạn hãy đặt câu hỏi cho bản thân.
Những thứ gì không quan trọng khiến bạn phải xử lý ra quyết định?
(Gợi ý: Hôm nay mặc gì, hôm nay ăn gì? Hôm nay đi đâu? Hôm nay gặp ai? Etc)
Hôm nay ăn gì? -> Lên sẵn kế hoạch ăn trong tuần theo lịch
Hôm nay gặp ai? -> Lên sẵn lịch trong tuần
Hôm nay mặc gì? -> Cho phần lớn quần áo và chỉ để lại vài bộ cơ bản.

TỐI GIẢN THẬT SỰ GIỐNG NHƯ DU THUYỀN NGOÀI ĐẠI DƯƠNG

Tất cả mọi thứ trên đời này về bản chất đều là đồ đi thuê.
Kể cả nhà bạn “mua”, nhưng khi chết đi cũng phải trả lại cho thế gian.
Tối giản giống như việc bạn ở trên du thuyền ngoài đại dương. Bạn sẽ mang gì theo và để lại cái gì?
Nếu bạn mang cả nhà đi thì du thuyền sẽ trở nên quá nặng và không thể di chuyển. Bạn phải lựa chọn. Lúc này bạn sẽ nhận ra cái gì là cái bạn thật sự cần còn cái nào không.
Khi sống tối giản hãy liên tưởng đến chiếc du thuyền.
1. Bạn muốn du thuyền thật hiện đại (đầy đủ chức năng và tối đa về công nghệ). Bởi tối giản công nghệ, bạn sẽ không thể tồn tại.
2. Bạn cũng không muốn mang những thứ không cần thiết lên du thuyền, bởi nó sẽ trở thành gánh nặng và giảm hiệu quả.
(Đọc thêm các Note khác trên FB mình nhé)