SEO là gì? Tại sao Seo lại quan trọng cho website đến vậy? SEO thực sự có tác dụng giúp bạn kinh doanh online tốt hơn hay mọi người đang thần thánh hóa sức mạnh của SEO? Trong bài viết này, ATP Software sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức chi tiết về SEO và 5 điều cần biết để tối ưu SEO cho Website của bạn.
Mục lục
SEO là gì?
SEO là viết tắt của từ Search Engine Optimization – tối ưu hoá công cụ tìm kiếm. Nghĩa là chúng ta sẽ thực hiện hàng loạt các công việc (như tối ưu tốc độ, cấu trúc website, đi link, viết bài…) giúp website của bạn được Google đánh giá tốt và được xếp trong top kết quả tìm kiếm của Google.
Lưu ý 1: Thật ra có rất nhiều công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, Yandex… Tuy nhiên do số lượng người sử dụng Google chiếm phần lớn, nên khi nói tới SEO, chúng ta đều ngầm hiểu đó là thực hiện SEO trên Google.
Lưu ý 2: Nằm trong top Google, chúng ta sẽ hiểu là top trang nhất, nghĩa là 10 vị trí tự nhiên đầu tiên (kết quả không phải quảng cáo chứa “QC” hoặc “Ad”). Có dịch vụ sẽ nhận SEO top 1 là nằm tại vị trí thứ nhất, top 3 là nằm trong 3 vị trí đầu tiên…
Lợi ích của SEO
Bạn đã hiểu SEO là gì, tiếp theo bạn sẽ thấy được lợi ích của nó!
#1 Website được tối ưu tốt hơn
Các thành phần của website như: sitemap, tốc độ, URL, các thẻ, dung lượng hình ảnh, độ dài tiêu đề, code language,… được tối ưu sao cho chuẩn với yêu cầu của Google. Nhờ vậy, chất lượng website tăng lên.
Đồng thời, khi SEO cho website cũng sẽ tạo những trải nghiệm người dùng tốt hơn. Ví dụ: tốc độ website nhanh hơn giúp người truy cập không phải đợi lâu, các thao tác trở nên nhanh chóng, giảm khả năng khách hàng rời bỏ trang web của bạn.
Xem thêm: Cách đặt tiêu đề H1 và thẻ Tag
#2 Tăng cơ hội bán hàng
Thông qua việc lựa chọn từ khóa sát với nhu cầu cụ thể của khách hàng, SEO giúp bạn tiếp cận tới đúng đối tượng đang có nhu cầu mua. Nhờ vậy, đây là lượng truy cập tiềm năng có khả năng chuyển đổi cao.
Trong khi cần mua một sản phẩm nào đó, ai trong chúng ta cũng sẽ nghĩ ngay đến việc lên Google tìm kiếm thông tin về sản phẩm, các lời khuyên, tư vấn. Nếu website càng có nhiều từ khóa lên top, lượng truy cập càng cao thì khả năng lượng khách hàng liên hệ bạn càng tăng.
#3 Bạn “khỏe hơn” khi khách hàng chủ động tìm đến doanh nghiệp
Trong khi chạy các loại quảng cáo khác, khách hàng ở thế bị động, bạn phải tìm mọi cách để “chạy đến với khách hàng” và cố gắng gây sự chú ý giữa hàng ngàn quảng cáo khác xung quanh. Và điều này khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, bị “nhồi nhét” quảng cáo, spam.
Thực tế, người dùng hiện nay sẽ không tin ngay vào quảng cáo, họ luôn muốn ở thế chủ động tìm hiểu thông tin.
Với hiệu quả đưa website lên Top Google, khách hàng cảm thấy được chủ động tìm kiếm bằng từ khóa thể hiện nhu cầu của họ. Họ được chủ động lựa chọn sẽ truy cập vào website nào, và chủ động trong quyết định liên hệ đến doanh nghiệp.
#4 Phát triển thương hiệu trên Internet 24/7
SEO giúp đẩy nhiều từ khóa lên vị trí cao trên kết quả tìm kiếm. Càng tiếp cận được nhiều người, thương hiệu của bạn càng được biết đến nhiều hơn.
Giữa kết quả quảng cáo và kết quả hiển thị tự nhiên, bạn tin tưởng hơn vào kết quả nào? Google luôn cố gắng cung cấp kết quả phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng nhất. Website ở vị trí tự nhiên càng cao càng có độ tin cậy cao hơn.
Khi mới bắt tay làm SEO, có thể số lượng từ khóa lên Top ít và lượng tìm kiếm khá hạn chế nhưng lại là các từ khóa giúp bạn bán được hàng. Sau một thời gian, website của bạn mạnh hơn, đủ sức để SEO các từ khóa khó (thường là từ khóa ngắn, có lượng tìm kiếm cao), thương hiệu của bạn có thể tiếp cận đến nhóm đối tượng rộng lớn hơn.
Nhờ SEO website lên Top Google, người dùng có thể search từ khóa và tìm thấy sản phẩm, dịch vụ của bạn bất cứ lúc nào, không chỉ là ban ngày, mà cả lúc nửa đêm.
#5 Tiết kiệm chi phí
Chi phí làm SEO không quá cao như một số hình thức quảng bá khác, rất phù hợp với những công ty vừa và nhỏ.
Với quảng cáo tính theo click (PPC), bạn sẽ phải trả tiền cho cả các click ảo (click do đối thủ thực hiện hay do những khách hàng không tiềm năng).
Trong khi đó, chi phí SEO là khoản tiền bạn đầu tư để làm cho website tốt hơn, tối ưu hơn. Các giá trị đầu tư này sẽ tồn tại cùng website. Dù có hàng ngàn lượt truy cập mỗi tháng từ kết quả SEO thì bạn cũng không phải trả thêm đồng nào cho các truy cập này.
Một ưu điểm khác về mặt chi phí, việc bạn tối ưu tốt website sẽ giúp cho giá thầu quảng cáo Google (nếu bạn chạy Google Ads) sẽ giảm xuống nhờ chất lượng website được đánh giá tốt.
#6 Khả năng đo lường mạnh mẽ
SEO là một công cụ của Marketing Online. Do đó, nó cũng có khả năng đo lường hiệu quả mạnh mẽ.
Từ kết quả cuối như thứ hạng từ khóa (dùng GWEBBOT, Ahref,…), traffic (Google Analytics) đến các thông số thuộc quá trình SEO như tuổi domain, tốc độ website, backlink (link website của bạn được gắn trên website khác), thời gian trên trang, tỷ lệ thoát,…
Những chỉ số chi tiết này đều có công cụ để đo lường với mức độ chính xác cao.
#7 SEO gắn liền với chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp
Khi “chạy ad”, nếu bạn ngừng quảng cáo, lập tức nội dung quảng cáo không còn xuất hiện nữa.
Riêng SEO lại khác, nếu bạn ngừng SEO thì kết quả không tự dưng biến mất. Nếu đối thủ của bạn làm SEO tốt hơn, nội lực website của họ mạnh hơn thì mới đẩy thứ hạng của bạn xuống. Nếu họ không vượt được bạn, website của bạn vẫn đứng trên cao và tiếp tục thu lợi từ các truy cập.
Nếu bạn không ngừng tối ưu và tăng cường nội lực cho website (điển hình nhất là xuất bản các nội dung chất lượng), SEO sẽ có hiệu quả ổn định và lâu dài. Với một trang bán hàng đã lên Top, nội dung trang đã được tinh chỉnh sao cho có sức thuyết phục mua tốt, thì trong 3 tháng tới, 6 tháng tới, thậm chí có thể vài năm tới hay lâu hơn nữa, nó vẫn tiếp tục phát huy giá trị mang về đơn hàng cho bạn.
Tất cả các giá trị bạn tạo thông qua SEO đều được tích lũy và tồn tại trong suốt “quá trình sống” của website.
SEO mũ đen là gì?
SEO mũ đen là cách SEO lách luật (dùng tool để tăng lượng truy cập ảo, gắn backlink không chất lượng, xuất bản nhiều bài viết nhưng không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn,…).
Mặc dù không an toàn cho website, nó vẫn tồn tại dựa trên… sự vội vã và thiếu hiểu biết của chủ website. Họ chỉ quan tâm đơn vị nào làm SEO nào nhanh nhất, họ không thể chờ hiệu quả về sau 5-7 tháng. Tuy nhiên, bạn cần nhớ: sự phát triển bền vững cần thời gian xây dựng, phải vững chắc từ gốc. Google luôn theo dõi sự bất thường trên website của bạn!
SEO mũ trắng là gì?
SEO mũ trắng là cách SEO theo đúng các nguyên tắc của Google, hay nói cách khác là “đúng luật”. Đây là cách SEO an toàn nhưng cần nhiều thời gian hơn để từ khóa lên Top: 5 – 7 tháng. Một khoảng thời gian phù hợp để hoàn thiện tối ưu website, cũng là khoảng thời gian để Google đánh giá website tăng trưởng hợp lý, không có sự “gian lận”.
Sự kiên trì của bạn sẽ nhận lại kết quả tốt và bền vững cho hoạt động kinh doanh online!
SEO On-page là gì?
Seo Onpage nghĩa tiếng anh là Seo Onpage Optimization , tức là quá trình tối ưu hóa Website và nội dung các trang trong Website nhằm giúp trang web của bạn trở nên thân thiện hơn với các SE. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi làm SEO vì các SE sẽ đánh giá cao trang web của bạn và gia tăng vị trí xếp hạng trên các SERPs nếu bạn thực hiện Onpage tốt:
+ Xác định xem mục đích, đối tượng mình đang làm về cái gì, cung cấp dịch vụ gì hay chỉ là làm theo ý thích cá nhân.
+ Nghiên cứu Domain, hosting: Có được domain trùng với từ khóa hay mục đích bạn cần SEO sẽ dễ dàng SEO hơn rất nhiều. Bạn phải giữ cho hosting của mình thật tốt không nên ngừng bất cứ lúc nào vì các bọ tìm kiếm khi vào website mà không thấy hoạt động nó sẽ đánh giá thấp.
+ Nghiên cứu Keywords (từ khóa) hiển thị trên GG. Xác định xem mình cung cấp dịch vụ gì, SEO trên Google.com (quốc tế) hay Google.com.vn (tại Việt Nam). Hoặc các bạn SEO theo từng nước khác nhau cũng nên tìm hiểu qua qua trước nhé.
+ Tạo thẻ title, thẻ meta Decription dễ hiểu miêu tả đúng nội dung mục đích đối tượng trang web bạn đang cần SEO. Đặt từ khóa quan trọng nằm ở vị trí đầu tiên vì Google hiển thị từ 60 đến 70 ký tự đầu tiên của tiêu đề trong trang kết quả tìm kiếm. Nếu tiêu đè bài viết của bạn dài quá 70 ký tự, Google sẽ cắt bớt.
+ Các thẻ meta từ khoá, HTML hợp lệ (Tuân thủ 3WC), Robot.txt, Sitemap, thẻ Tags, anchor text ….tóm tắt nội dụng bài viết, cố gắng đưa từ khóa lên đầu là tốt nhất.
+ In đậm các từ khóa để làm tăng sự nổi bật từ khóa, từ khóa đầu tiên chèn link trỏ về chính nó. Mật độ từ khóa chính trong bài viết từ 3-5 từ khóa. Mỗi website đều có ít nhất 5-10 từ khóa chính mô tả chính xác nội dung website, và các từ khóa phụ sinh ra từ các cụm từ khóa chính.
+ Sử dụng thuộc tính Alt hiển thị hình ảnh giúp tìm kiếm dễ hơn và dễ SEO cho cả hình ảnh nếu bạn nào quan tâm tới SEO trên hình ảnh. Có rất nhiều các yếu tố khác trong kỹ thuật SEO hình ảnh. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của mình và rất nhiều SEOer khác thì thuộc tính ALT là một trong những thuộc tính quan trọng.
+ Link liên kết phải chuẩn, thân thiện, tránh những ký tự đặc biệt và quan trọng là link phải bao gồm từ khóa. Hạn chế link liên kết sâu (Deeplink – Liên kết sâu) trong website của bạn.
+ Sử dụng Tools để phân tích từ khóa, kiểm tra thứ hạng( ở đây các bạn có thể dùng GG Webmaster Tools để kiểm tra và so sánh là tốt nhất, vì đây là công cụ của chính thằng Google, nơi mà các bạn thực hiện ý tưởng và làm ăn trên đó. Tại VN theo mình biết có đến hơn 80% người dân VN tìm kiếm trên GG).
+ Nghiên cứu các đối thủ của mình, xem họ làm ăn ra sao, có các thủ thuật gì (cái này cũng tùy thuộc vào sự nhanh nhạy của bạn và bạn nắm bắt đc vấn đề ra sao).
+ Liên kết trên trang hay External link SEO (liên kết nội bộ). Tạo dựng các liên kết nội bộ giữa các bài viết liên quan. Tạo dựng được các liên kết tốt với các bài viết liên quan khác sẽ giúp website của bạn có nhiều cơ hội thành công trong việc gia tăng thứ hạng trên các máy tìm kiếm cũng như có thể tạo sự thuận lợi cho khách thăm. Bởi cỗ máy tìm kiếm như Google có thể nhận biết được mối liên hệ giữa nội dung bài viết và các liên kết, nên liên kết nội bộ trên website còn thực hiện nhiệm vụ định hướng cho khách thăm website cũng như cho cả các máy tìm kiếm.
+ Google Suggestion là gì, tìm hiểu nó trước rồi các bạn sẽ hiểu vì sao SEOer lại quan tâm đến vấn đề này. Nó rất hữu ích cho người dùng tìm kiếm thông tin.(Theo mình hiểu nôm na Google Suggestion là các gợi ý theo thời gian thực để hoàn tất truy vấn của bạn khi bạn nhập thông tin vào hộp tìm kiếm. Một trong những nhân tố trong thuật toán quyết định từ khóa nào được đưa vào gợi ý là phụ thuộc vào tần suất nó được người dùng tìm kiếm. Google Suggest đưa ra tối đa mười gợi ý, gợi ý nào ở trên vị trí càng cao, có nghĩa gợi ý đó càng phổ biến.)
Tóm lại: SEO Onpage là phần quan trọng trong một quy trình Seo. Hãy tối ưu trang web bạn bằng những phương pháp tốt nhất để chiến dịch SEO theo quy trình này của bạn đạt được kết quả mong muốn.
SEO Off-Page là gì?
SEO OffPage là viết tắt của SEO OffPage Optimization, tức là công việc thực hiện bên ngoài trang website, không thực hiện thủ thuật tối ưu trên trang web. Để cải thiện thứ hạng SEO của website trong bảng xếp hạng và khả năng tiếp cận website của khách hàng . SEO Offpage tập trung vào xây dựng backlinks và phát triển SOCIAL MEDIA MARKETING, điều bạn cần là xây dựng các liên kết trỏ đến website mình, việc này được định nghĩa là link-building (xây dựng liên kết), có vẻ như đây là điều dễ dàng nếu bạn có những nguồn link tốt, link trỏ đến từ các trang có PR càng cao, độ tin cậy và thứ hạng của bạn cũng theo tỉ lệ thuận. Tuy nhiên, nên lưu ý đến việc các link trỏ về này có rel là nofollow (hoặc external nofollow) hay không. Nếu link trỏ đến có rel là nofollow thì việc xây dựng liên kết từ trang đó gần như vô nghĩa ( hay ít ra thì cũng tốt cho việc Marketing)..
+ PR-Page Ranks: Như bạn đã biết Google có thang điểm 10 để đánh giá page rank của một website. PR càng cao, website càng tốt (trong khi đó chỉ số alexa càng nhỏ càng tốt nhé). Nhưng bây giờ các SEOer không còn mấy quan tâm đến vấn đề này nữa, chỉ vì cụ tổ Google thời gian gần đây rất thất thường, một số Website có tên tuổi hay lâu năm bị đánh PR thụt xuống trong khi đó các Website mới lại lại nhảy PR rất cao. Điều này gây ra ít nhiều bức xúc và có phần ức chế với các SEOer chân chính ngày đêm cày cuốc ^^. Một số bạn lại cho rằng PR rất quan trọng, theo mình nghĩ tùy cách hiểu của từng SEOer khác nhau nên có nhiều cách nghĩ và cách làm khác nhau. ( Chú ý nữa là PR quan trọng khi các bạn trao đổi liên kết giữa các Website với nhau nhé, bao giờ cũng hỏi và ít khi có chuyện site Pr6-7 là trao đổi với site có PR 0-1. Lý do thì vô vàn….).
+ Back Links To Domain (liên kết link đến domain): Khi bạn xây dựng các liên kết (back link) ngoài việc liên kết đến từng trang cụ thể, bạn còn có những liên kết đến trang chủ. Những liên kết này thường được đánh giá cao nhưng ứng với mỗi anchor text khác nhau mình nghĩ nên liên kết đến từng trang cụ thể trong website sẽ tốt hơn. Đặc biệt liên kết từ domain.edu hay .gov Google sẽ đánh giá cao các liên kết đến những trang này.
+ Tận dụng các Mạng xã hội phát triển nhất hiện nay để SEO: Lựa chọn một cái tên thật hay và ấn tượng. Bạn hãy kiếm một cái tên sao cho thật thu hút, hơi lạ và phải có một chút hướng với mục tiêu mà bạn đề ra. Chẳng hạn bạn đang làm dịch vụ seo bạn cũng có thể liên tưởng đến cái tên Seomaster hay Seopro như vậy bạn sẽ có cơ hội thu hút một lượng truy cập rất lớn thông qua các tên này.
+ Bắt đầu một Blog và viết thú vị, độc đáo về các vấn đề của bạn, sản phẩm, tin tức và các trang web khác trong cộng đồng của bạn. Bình luận trên các trang web khác với ý kiến hữu ích, có liên quan và có giá trị. Tham gia vào diễn đàn để tìm hiểu những gì khách hàng tiềm năng của bạn nghĩ là quan trọng.
+ Không nên sử dụng kỹ thuật xấu cho website: Khi làm seo không nên sử dụng những kỹ thuật đen tối nhằm tăng thứ hạng một cách nhanh chóng mà hãy làm một các tự nhiên như vậy về mặt lâu dài sẽ tốt cho website của mình. (Cái này cũng tùy vào từng SEOer và mục đích làm ăn như nào nhé).
+ Sử dụng GG Adwords: Nhiều người nhầm tưởng rằng khi mình dùng quảng cáo GA là có thể thúc đẩy website có thứ hạng cao một cách nhanh chóng, trên thực tế không phải vậy nó có thể làm cho bạn tốn chi phí rất nhiều mà không làm gia tăng thứ hạng cho từ khóa, mà còn làm kinh phí của bạn tăng lên một cách vô ích. Tuy nhiên nếu bạn có tiềm lực về kinh tế thì bạn nên kết hợp cả 2( tự SEO và chạy GA), điều này cũng cực kỳ tốt cho website của bạn.
+ Khi bạn đã có chút thành công, đã chạm tới đỉnh cao thì cần chú ý duy trì SEO. Đảm bảo Website của bạn vẫn tiếp tục duy trì và phát triển thứ hạng, thu hút nhiều khách ghé thăm hơn và qua đó thu được lợi nhuận lớn hơn. Sẽ là không đủ nếu bạn chỉ làm những công việc tối ưu hoá cho nó, rồi ngồi chờ cho thứ hạng cứ mãi ở trên cao. Bạn cần quan tâm tới các sự cố khi mình SEO rất có thể sẽ gặp phải như: Google Sanbox, Google Dance, Google Penalty…
Trên đây là các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thứ hạng website, và cũng là quy trình, cách làm SEO hiệu quả. Một số yếu tố đã không còn quan trọng lắm. Có thể một số yếu tố nào đó mình quên chưa cập nhật, mong bạn đọc bổ xung và thảo luận.
Hậu quả của việc làm SEO không an toàn
Sau các phản hồi về việc các website chất lượng kém vẫn lên top, để cuộc chơi trở nên công bằng hơn, Google thường cập nhật lại thuật toán và kiểm soát chặt chẽ.
Sau những đợt cập nhật này, website lách luật đa số sẽ bị rớt hạng, hay thậm chí bị phạt, không thể phục hồi lại được, lúc này những người chủ website là những người chịu thiệt hại, còn người làm SEO không an toàn họ chỉ hoàn thành công việc SEO lên top, hậu quả về sau không chịu trách nhiệm.
SEO đã không còn chạy theo lượng mà tăng về chất. Các công ty SEO không chỉ chú trọng đến thứ hạng từ khoá, mà họ còn rất quan tâm đến các tác động tích cực mà SEO mang lại – đó là tăng lượng truy cập của khách hàng vào website.
Một vấn đề cuối cùng bạn cần biết trước khi kết thúc bài viết. Một từ khóa người dùng search có thể ra hàng ngàn cho đến hàng triệu kết quả, bao gồm website của bạn và của đối thủ (bao gồm cả các website về tin tức). Làm SEO là công việc luôn hướng về phía trước, nếu bạn dừng lại, đối thủ phía sau sẽ dần vượt lên trước. Vì thế khi website đã lọt top Google, bạn vẫn phải duy trì SEO, không được ngủ quên trên chiến thắng. SEO sẽ song hành với website, từ lúc nó được xây dựng, phát triển, cho tới khi kết thúc không còn kinh doanh nữa.
Nguồn: Phi Long
Xem thêm khóa học SEO cơ bản