Quảng cáo Banner hiển thị là gì? Thủ thuật tăng CTR cho Banner hiển thị

Quảng cáo Banner hiển thị là gì? Thủ thuật tăng CTR cho Banner hiển thị

Thuật ngữ Banner hiển thị chắc hẳn không còn xa lạ gì với phần đông người làm truyền thông tiếp thị. Cho dù là một từ tiếng Anh mang nghĩa là “biểu ngữ” nhưng banner được sử dụng rộng rãi như một từ đã Việt hóa. Vậy banner là gì và tầm quan trọng của banner trong chiến dịch quảng cáo của công ty như thế nào? Hãy cùng ATP tìm hiểu qua bài đăng này ngay nào.

1. Banner là gì?

Banner được hiểu là bảng biểu truyền bá thương hiệu. 

Thế giới quảng cáo biểu ngữ đã phát triển từ những tấm bảng biểu ngoài trời đến các ads trên Website, hoặc với các ads truyền thông xã hội như trên Facebook, quảng cáo được Tài trợ trên mạng xã hội instagram, Snapchat Geofilters và các quảng cáo truyền thông xã hội khác.

2. Quảng cáo Banner hiển thị có những dạng nào?

Quảng cáo banner truyền thống (traditional banner ads)

Đây là hình thức quảng cáo banner phổ biến và thông dụng nhất.

Nó có dạng hình chữ nhật, chứa những thông điệp quảng ngắn chỉ bao gồm cả chữ và ảnh (GIF, JPEG, Flash).

Đối với hình thức này người mua hàng có thể kết nối đến một trang hay một Web khác.

Một điểm cộng cho hình thức quảng cáo banner truyền thống mà nhiều sử dụng hình thức này đấy chính là thời gian tải nhanh, dễ thiết kế và thay đổi, dễ chèn vào Web.

Quảng cáo In-line (In-line ads)

Cách thức quảng cáo này được định dạng trong một cột ở phía dưới bên trái hoặc bên phải của một trang Web. 

Cũng giống như ads banner truyền thống, ads in-line có thể được hiển thị dưới dạng một đồ hoạ và chứa một đường link, hay có thể chỉ là là một đoạn text với những đường siêu liên kết nổi bật với những phông màu hay đường viền.

Quảng cáo pop -up (Pop up ads)

Phiên bản ads banner dưới dạng này sẽ bật ra trên một màn hình riêng (toàn bộ màn hình hoặc chỉ một góc) ngay khi người mua hàng try cập Web.

Hoặc ta có thể dễ dàng thấy những banner này khi vô tình khi lướt chuột vào một đường link hay một nút bất kỳ nào đó của quảng cáo trên Website thì ads sẽ hiện ra trên màn hình, kích thước sẽ tùy thuộc vào sự thiết kế theo mục đích quảng cáo.

3. ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢNG CÁO BANNER HIỂN THỊ

Nếu như ae đang tự chạy quảng cáo Google Display hoặc đang thuê vị trí đặt banner qua các nền tảng quảng cáo như Admicro, eClick, NovaAds, CleverAds thì sẽ thấy đôi khi các số liệu Impression, CTR%, CPM,… trông rất khả quan nhưng hiệu quả thực sự thì…khó nói.

Như ae cũng biết, CPM là giá cho 1.000 lượt hiển thị, nhưng có bao giờ mọi người tự hỏi

“Liệu 1.000 lượt hiển thị ấy có đồng nghĩa với 1.000 lượt nhìn thấy?”

Câu trả lời là “KHÔNG”.

Các quảng cáo của ae có thể được hiển thị trên website, nhưng người dùng CHƯA CHẮC đã nhìn thấy các quảng cáo này, đó là điều chắc chắn.

Theo số liệu thống kê từ comscore.com, có hơn 54% số quảng cáo Display KHÔNG được người dùng nhìn thấy.

Có nhiều lý do giải thích cho hiện tượng trên như:

Quảng cáo ở vị trí cuối trang, người dùng không cuộn chuột tới Quảng cáo ở đầu trang, người dùng lỡ cuộn chuột qua Website dùng bot/tips/tuts để tăng traffic, do vậy tăng lượng Impressions …

Do vậy, một chỉ số mới mà tôi hay sử dụng để đo hiệu quả của quảng cáo hiển thị, đó chính là:

Viewable Impressions ((Lượt hiển thị có thể xem))

Theo định nghĩa từ Google, một Impression được tính là Viewable (được nhìn thấy) khi tối thiểu 50% diện tích của quảng cáo được xuất hiện trên màn hình trong 1 giây hoặc lâu hơn.

Nghe có vẻ hơi thấp đúng không?

Nhưng nó bước đánh dấu của quy chuẩn Viewable Impressions trên Google.

Viewable Impressions là chỉ số quan trọng, thậm chí RẤT QUAN TRỌNG, vì nó liên quan trực tiếp tới hiệu quả quảng cáo và ngân sách của bạn bỏ ra.

Để có thể xem được Viewable Impressions trên Google, bạn vào phần Chiến dịch -> Cột -> Sửa đổi cột -> Vào tag “Khả năng xem” -> tick chọn các chỉ số như Lượt hiển thị có thể xem, CPM trung bình có thể xem, CTR có thể xem,…)

VẬY KẾT LUẬN Ở ĐÂY LÀ GÌ?

Traffic của các trang web đặt quảng cáo thường không thay đổi, trong khi nhà quảng cáo thì càng ngày càng tăng cao

-> Inventory trở nên cạn kiệt.

Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt để giành vị trí quảng cáo đẹp.

Là một nhà quảng cáo thông minh, hãy có sự lựa chọn phù hợp về vị trí quảng cáo sao cho người dùng có khả năng sẽ nhìn thấy quảng cáo nhiều nhất.

Ae có thể xem danh sách các vị trí đặt quảng cáo để đo lường hiệu quả.

Qua đó:

+ Tăng giá thầu cho các trang có tỷ lệ nhấp chuột (CTR) tốt.

+ Loại trừ các trang tốn nhiều ngân sách nhưng không phù hợp nội dung hoặc có CTR thấp.

Lưu ý nhỏ: Sẽ có nhiều lúc làm ra banner rất đẹp và hấp dẫn nhưng lại không thấy quảng cáo hiển thị. Điều này có thể do vị trí quảng cáo trên website không hỗ trợ kích cỡ quảng cáo của bạn

4. THỦ THUẬT TĂNG CTR CHO BANNER HIỂN THỊ

NÓI DỄ HIỂU LÀ LÀM SAO ĐỂ NHẬN ĐƯỢC NHIỀU CLICK CHUỘT VỚI CHI PHÍ TỐI ƯU NHẤT

Với một ngân sách quảng cáo hạn chế, việc tăng hiệu quả (ở đây là CTR) của mỗi banner luôn là bài toán khó đối với ae làm marketing.

Chia sẻ về các thủ thuật này dựa trên kinh nghiệm tối ưu nhiều chiến dịch ở GIGAN Agency.

Những chia sẻ dưới đây dựa trên kinh nghiệm triển khai thực tế, đã thử nghiệm rất nhiều lần để rút ra các chọn lựa tốt nhất.

Tư duy thiết kế bám theo tư duy Marketing và Tâm lý học hành vi nên các ae làm designer nhẹ tay với em thôi nhé!

1/ MÀU SẮC CỦA BANNER

Cái này có hẳn một tài liệu trên internet, ae có thể search google để tìm hiểu thêm.

Riêng kinh nghiệm cá nhân mình cho thấy những banner có màu nóng hoặc màu sẫm, độ tương phản cao với nền website như đỏ sẫm, booc đô, cam, vàng,… thường có hiệu quả khá tốt bởi vì hầu hết các website hiện nay đều sử dụng background trắng.

Chính vì thế banner màu sẫm thường tạo nên sự tương phản rõ rệt, thu hút ánh mắt người dùng vào banner và banner màu nóng thì dễ dàng gây chú ý đến người dùng hơn.

Và kết quả là CTR cao hơn từ 150- 200% so với banner bình thường.

[Màu sắc banner cũng góp phần nào đó trong việc tăng tỉ lệ chuyển đổi người dùng]

Tất nhiên đây là một kết luận một chiều đến từ cá nhân của mình.

Yếu tố màu sắc còn tùy thuộc sở thích và cảm quan của mỗi người hoặc tùy vào bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

Trong quá trình chạy quảng cáo, Ae có thể tiếp tục thử nghiệm và kiểm chứng về màu sắc bằng cách sử dụng kỹ thuật test A/B như sau:

– Thiết kế 1 banner với hình nền trong suốt

– Copy làm 2 hoặc nhiều bản

– Phối cho mỗi bản một màu background riêng

– Chạy thử và kiểm tra xem màu nào có CTR cao nhất

– Cuối cùng, rút ra kết luận cho bản thân

2/ ÁNH MẮT NHÂN VẬT TRÊN BANNER HƯỚNG THẲNG ĐẾN NGƯỜI XEM

Đây là một thủ thuật về hình ảnh giúp tăng khả năng thu hút ánh nhìn của khách hàng vào quảng cáo.

Không có gì thu hút ánh mắt của mình bằng một ánh mắt khác nhìn chằm chằm vào mình.

Phản xạ tự nhiên của con người lúc này là nhìn lại vào ánh mắt đó.

Nguyên tắc này được sử dụng rộng rãi trong các bộ môn về nghệ thuật…

Và dĩ nhiên chúng ta vẫn có thể áp dụng vào việc thiết kế banner quảng cáo, việc đưa một nhân vật có ánh mắt nhìn chằm chằm hướng tới người xem luôn đem lại hiệu quả tốt hơn banner bình thường.

3/ ICON CLICK CHUỘT

Đây thực ra là một chiêu trò đánh lừa thị giác người dùng.

Ae cần hết sức lưu ý khi sử dụng bởi vì nó có thể gây khó chịu cho người dùng.

Phương pháp này dựa trên yếu tố tâm lý, hành vi người dùng khi sử dụng máy tính, nghĩa là họ luôn theo dõi vị trí của con trỏ chuột trên màn hình máy tính.

Ánh mắt của họ sẽ di chuyển theo vị trí con trỏ chuột để định vị nơi cần đọc.
Vì vậy việc tạo một biểu tượng click chuột trên banner có thể phần nào hướng ánh mắt người dùng vào banner quảng cáo.

4/ ĐIỀU HƯỚNG BẰNG MŨI TÊN

Giữa hàng loạt banner và content trên website, rất khó để người dùng có thể tập trung vào thông điệp mà quảng cáo muốn NHẤN MẠNH.

Chính vì thế, việc đưa mũi tên điều hướng vào banner có tác dụng hút ánh mắt của họ vào đúng trọng tâm nội dung mình muốn NHẤN MẠNH.

Ánh mắt đi theo hướng mũi tên, và tập trung vào một điểm được chỉ ra gần như một phản xạ bình thường của hầu hết mọi người.

5/ SỬ DỤNG HIỆU ỨNG THỊ GIÁC

Mình là cái đứa rất thích xem banner quảng cáo, và vô tình mình phát hiện ra những banner có background sử dụng hiệu ứng thị giác (ví dụ sun effect chẳng hạn) thì rất dễ thu hút ánh mắt mình vào tâm điểm quảng cáo.

Mọi ánh mắt sẽ được hướng dần về tâm banner, ae có thấy vậy không ?

6/ CALL TO ACTION

CTA dường như là một yếu tố mà ắt hẳn ae nào mới vào nghề cũng đều nghe qua, nhưng có một số vấn đề nhỏ mình cần ae lưu ý về CTA trên banner như sau:

– Ngôn ngữ của Call to Action quá nghèo nàn, chỉ vỏn vẹn mua ngay, xem ngay, click ngay, tải ngay,…

=> Giải pháp là: Đa dạng CTA bằng các từ ngữ sinh động hơn. Ví dụ như “Tôi muốn mua”, “Mua và làm đẹp hôm nay” (với Mỹ Phẩm), Nhận lời khuyên từ chuyên gia, Nhận tài liệu,…

– Người dùng càng ngày càng bội thực “CTA”, dẫn đến nhàm chán, không còn sức nặng như trước đây.

=> Giải pháp là: Thêm các mũi tên điều hướng vào nút CTA để người dùng dễ nhận biết.

– CTA diện tích quá nhỏ, thiếu sự nổi bật, màu sắc bị chìm với background

=> Giải pháp là: Tăng diện tích CTA, sử dụng nút CTA to hơn, màu sắc tương phản với background, font chữ to, dễ đọc, không chân (có thể in hoa càng tốt).

Note: ae có thể sử dụng kỹ thuật A/B test như ở mục 01 để rút ra kết luận cho bản thân xem CTA như thế nào thì hiệu quả nhé!!

7/ TO BE UPDATE

Trên đây là một số thủ thuật cơ bản để tăng CTR cho banner mà trong quá trình làm marketing online mình kiểm chứng và đút kết được. Những cách này có ứng dụng khá rộng rãi trong quảng cáo online.

Bằng Tường – ECOMME GROUP – Cộng đồng eCommerce Việt Nam