Mục lục
TOPIC: Những Chỉ Số Bắt Buộc Phải Biết Khi Chạy Ads từ bạn Nguyễn Tiến Dũng. Rất hữu ích cho các bạn mới cũng như đã quen với việc chạy quảng cáo trên Facebook Ads.
Mình thường nói như thế này: Khi bạn càng hiểu về điều gì thì bạn càng dễ đạt được điều đó
VD: Bạn không có kiến thức về TIỀN, bạn sẽ không kiếm được nó, nếu kiếm được thì nó cũng đi rất nhanh sau đó. Điều này được giải thích bởi 1 người có thu nhập 50tr/tháng vẫn phải vay tiêu dùng. Hoặc những tỷ phú khi họ mất tiền, họ sẽ rất nhanh sau đó kiếm được lại và còn nhiều hơn số tiền đã mất trước đó ( Lấy Donald Trump làm ví dụ ).
OK, vậy để tìm ra camp ngon, bạn bắt buộc phải hiểu: Camp ngon là camp như thế nào? Yếu tố nào quyết định để camp ngon? Thì cũng đơn giản là giá cmt rẻ thôi đúng ko? Nếu dừng lại ở đây thì tất cả những gì bạn làm đều là may mắn. Có nghĩa là bạn set camp sẽ rất hên xui, ko biết nó ngon hay ko. Vậy để cứ lên camp là ngon, lên là ngon thì cần gì?
(Cái này mình vẫn làm hàng ngày nên các bạn cũng ko cần phải Gato mà ném đá nhé. Ở đây người chia sẻ, người biết ơn, phi lợi nhuận nên chẳng phải mất công các bạn tốn sức)
Hình dưới là 1 của bạn nữ mình đang support. Camp bạn tự set chứ mình không đụng vào
OK, vào vấn đề chính. Ở đây, mình cần quan tâm đến 3 chỉ số: Tần suất, CTR, CPM.
1/ TẦN SUẤT
Nếu bạn chạy ads mà không quan tâm đến tần suất lặp của camp thì bạn đang chết dần theo năm tháng. Chỗ này sẽ chia ra 2 trường hợp:
a) Bạn đang làm Brand: Có nghĩa là bạn muốn hình ảnh thương hiệu của bạn ăn sâu vào tiềm thức của khách hàng thì tần suất càng cao càng OK. Hiện nay có vô vàn ông lớn làm được câu chuyện này.
Mình VD:
– Khi nhắc đến bột giăt thì sẽ nhớ đến OMO.
– Bạn muốn mua tivi – Đến ĐIỆN MÁY XANH
– Nâng niu bàn chân Việt – Bitis Hunter.
– Máy lọc nước hàng đầu – Kangaroo
– Khi bạn muốn mua phụ kiện điện tử – TGDĐ ( Văn hóa )
b) Bạn đan ăn doanh thu theo ngày: Thì tần suất lặp là 1 con dao đang đâm sâu vào tim bạn khi tần suất tăng lên. Hiểu đơn giản, khi tần suất lặp thì tệp tiềm năng đã hết và Fb sẽ phân phối lại tệp cũ. Vậy sẽ có 1 số trường hợp như sau:
TH1: Khách đã mua cái áo đó cách đây 1 tuần rồi thì giờ gặp lại quảng cáo có mua nữa không? 98% là không. Đau đớn thay đây lại là nơi mang về doanh thu cho bạn.
TH2: Khách hàng đã hỏi trước đó nhưng vì trở ngại về giá nên ko mua, giờ vẫn cái giá đó liệu khách có mua không? Cũng sẽ có, nhưng nó chiếm 2% thôi. Những thành phần này gọi là DÂN NẮM VÙNG
TH3: Không có nhu cầu, lần đầu thấy ko mua, mấy lần sau thấy lại ghét thêm nữa. Thế là tiền không cách mà bay.
Vậy kết luận: Tùy vào bạn đang làm Brand hay ăn doanh thu theo ngày mà nhìn tần suất để biết camp tồn tại được bao lâu nữa.
Nhiều bạn cứ bảo mình là thấy bói, biết được chính xác mấy ngày nữa là camp chết, biết được khi nào tỉ lệ chốt giảm và giá cmt tăng. Mình cũng chỉ nhìn những con số thôi
2/ CTR – Tỉ lệ nhấp
Nếu tần suất là Thúy Kiều thì CTR là Thúy Vân
Mà bạn biết Thúy Kiều với Thúy Vân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du rồi. Mỗi người 1 vẻ, 10 phân vẹn 10. Mình muốn nói đến ở đây là độ quan trọng của CTR cũng không kém gì tần suất cả.
CTR – Tỉ lệ nhấp sẽ cho biết content của bạn có sức hấp dẫn như thế nào. Nếu tính chuẩn cho ngành MKT thì 5% ( 100 người thì 5 người quan tâm ). Nhưng theo mình, đây là quan điểm cá nhân, thì mỗi ngành nghề, mỗi Sản Phẩm có 1 con số nhất định.
Mình lấy VD:
Lúc trước mình chạy hàng trend ( Mặt nạ hacker ) CTR lúc nào cũng > 25%, sau 1 thời gian mình chuyển qua chạy đông y, CTR còn đc 4%. Rồi chuyển qua thời trang nam, CTR > 4% là vui vì chốt khá OK, nhưng chuyển qua chạy nữ thì phải trên 15%.
Nên sau 3 năm bôn ba, mình nhận ra rằng: Chằng có điểm chung nào ở đây cả. Phải tự bạn trải nghiệm và đưa ra KPI hài long cho SP của mình.
Quay lại nội dung chính với ví dụ đồ Nam có CTR 4% là mình chấp nhận. Khi mình lên content mới, CTR < 4% thì mình sẽ biết là content chưa đủ thu hút. Mình sẽ review lại content mình làm ntn và cải tiến, cứ như vậy và liên tục, sau 1 tháng CTR của mình đạt trung bình 8% cho đồ nam. Đồ nữ cũng tương tự, từ 10% – 20% ( hình bên dưới )
–> CTR cho biết mức độ quan tâm của KH với SP của mình, từ những chỉ số trên trình quản lí quản cáo mà cải tiến hoặc vít tiền.
3/ CPM – Chỉ phí cho 1000 lượt hiển thị.
Nếu bạn nào có cơ hội tham gia Fb ads từ 2016 đến nay thì sẽ thấy mỗi năm, mỗi thời kỳ sẽ có 1 hình thức, 1 định dạng ngon.
Năm 2016 – Hè 2017. Khi bạn chạy tương tác, content là hình ảnh thì mức độ reach cực kỳ khủng. Mình đã chứng kiến cảnh chạy ốp lưng điện thoại, ngân sách 50K chạy đúng 1 ngày phải tắt camp và chốt đến 2 ngày sau mới xong. 2019 chả tìm ra nữa ( Cũng 1 phần là do bây giờ cạnh tranh cao ).
Từ cuối 2017 – thời điểm hiện tại, Video nói chung và Video Livestream nói riêng là thứ bung reach kinh dị hơn cả tương tác thời đầu.
VD: Thời trang NAM – Cũng 1 SP đó, khi bạn chạy hình thì CPM > 150K, Nhưng chạy Video thì <100K, Khi chạy livestream thì < 50K.
Vậy, CPM cho biết cái gì đang được Fb ưu tiên hiển thị và cần tập trung vào content gì. Và CPM cũng cho biết, camp đó có thể bung mạnh được như thế nào. Đối với mình, CPM càng rẻ, vít tiền càng sướng tay
==========================
OK, khi bạn đã tinh thông võ luyện những điều này, thì việc cho ra hàng loạt camp ngon, camp chất lượng giá rẻ tuột quần mà chuyện hết sức bình thường. Thậm chí cân mọi bão bùng, vượt mọi hạn hán. Cuộc sống lúc nào cũng vui tươi, màu hường. Đầu óc lúc nào cũng thoải mái để cho ra những idea bá đạo hơn
=============
OK vậy nha AE, sắp tới mình sẽ bàn luận nhiều hơn về những vấn đề xoay quanh Facebook ads:
1/ Khái niệm về Fb ads
2/ Cơ chế hoạt động của Facebook.
3/ Yếu tố quyết đinh trong chạy ads.
4/ QUI TRÌNH: Tìm ngôi sao – camp ngon bổ rẻ
5/ QUI TRÌNH: Scale up – Vít tiền 2019
6/ Tối ưu hệ thống vận hành
Goodbye – See u soon
À, đừng tiếc 1 SHARE nhé!