Làm thể nào để có những mối quan hệ tốt trên Facebook?

Mạng Xã Hội Facebook ngày càng phát triển, là một phần không thể tách rời khỏi cuộc sống hầu hết chúng ta. Nhưng làm thế nào để có mối quan hệ tốt trên Facebook?

1. ADD FRIEND

– Trước khi thêm bạn mới, bạn nên biết rõ mục đích Add Friend là gì, nếu chỉ để thêm nhiều bạn (ảo) thì nên dẹp đi, vì sớm muộn gì, bạn sẽ phải ngồi hì hục unfriend từng người một.

– Khi Add Friend một ai đó, nếu cần thiết, hãy gửi một (vài) tin nhắn cho người đó biết, và nên như thế.

– Đừng bao giờ Add Friend một ai đó chỉ vì bạn cần một sự giúp đỡ nhất thời từ họ.

– Bạn có chắc một người có avatar rất đẹp trai hoặc rất xinh gái sẽ thích hợp làm bạn của bạn chứ?

2. INBOX

– Đừng bao giờ để đoạn hội thoại đầu tiên giữa bạn và một ai đó là một câu hỏi mang lợi ích của riêng bạn, không vui đâu.

– Cũng đừng nghĩ rằng một câu hỏi riêng tư khi chúng ta chưa đủ thân chỉ để đáp ứng sự tò mò của bạn là một điều cần thiết.

– Đừng bao giờ nghĩ rằng những câu hỏi của bạn là một trách nhiệm của người khác, chẳng ai giúp đâu. Hãy khéo léo trong việc học hỏi.

– Mọi sự riêng tư nhất sẽ tập trung ở những đoạn hội thoại mang tính cá nhân này, hãy cân nhắc.

– Đừng bao giờ tạo một nhóm chat với rất nhiều người không sẵn sàng cho cuộc nói chuyện này. Bạn sẽ thành kẻ rỗi hơi đấy.

3. COMMENT

– Một trong những điều tốt đẹp nhất, và cũng là những điều tồi tệ nhất, ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn trên Facebook và cả đời thực, đó là việc comment (bình luận), vậy nên bạn hãy cố gắng đọc thật kỹ nội dung của người đăng, và những bình luận trước đó rồi hẵng đăng bình luận, còn không, đừng bình luận dù chỉ là cái “icon”.

– Thường thì sẽ luôn có phản hồi ngược lại ý kiến ban đầu, hay là ngược lại nhận định của đám đông. Vậy nên đừng ép nhau 100% phải nhận định theo ý mình làm gì.

– Mỗi người đều có một góc nhìn riêng, đừng tranh cãi, nếu muốn thì hãy tranh luận, hoặc tranh luận trong inbox – giữa 2 người.

– Cấm tuyệt đối xài tools tự động bình luận, top những hành vi “mất dậy” nhất trên Facebook của một số người dùng.

4. LIKE

– Like là một hành động thể hiện sự quan tâm, có thể là thích, có thể là đồng ý, có thể là đồng cảm, hoặc cũng có thể là… thương hại, nó không hề được định nghĩa rõ ràng. Vậy nên việc ấn like cũng cần phải khéo léo. Đầu tiên bạn cần phải hiểu vậy.

– Nhưng trong số đông trường hợp, hãy like khi bạn có thể, vừa để động viên người khác, vừa để người đó có cảm tình và chú ý đến mình hơn.

– Một số người khó tính và nhạy cảm trong việc bị like quá nhiều, hãy chú ý và hạn chế, nếu không bạn sẽ bị phản tác dụng. Hoặc theo dõi người ta mà chẳng bao giờ like, cũng tương tự.

– Cấm cài tools tự động like, hành vi đi ngược lại nguyên tắc xây dựng các mối quan hệ.

5. STATUS

– Nếu chắc chắn một điều gì đó, hay kể cả là nhận định mọi thứ chính xác 100%, điều đó đồng nghĩa với việc bạn tự nhận thêm nhiều kẻ bất đồng quan điểm với bạn. Nếu có thể, hãy cho mình đường lui.

– Đồng ý rằng Facebook là mạng xã hội, được tự do bày tỏ quan điểm cá nhân, nhưng nếu sự tự do đó vượt quá các chuẩn mực của xã hội (hay thậm chí là cộng đồng của bạn), bạn sẽ nếm mùi.

– Cảm xúc không tốt của bạn, sẽ chẳng ai muốn nhìn thấy nó quá lâu và quá nhiều đâu. Đừng đăng quá nhiều chỉ để nói về một vài điều gì đó bạn thấy khó chịu.

– Xài Facebook là xác định bị theo dõi và kiểm soát, nó không giống đời thực ở việc chúng ta thiếu trách nhiệm với hành vi của mình, dễ vi phạm nguyên tắc xã hội và thường thì hậu quả lớn hơn…

6. TAG

– Lời khuyên duy nhất là đừng tag bất cứ ai vào bất cứ một vấn đề gì nếu họ không chủ động yêu cầu, và cũng đừng nhầm tưởng về việc bạn nghĩ họ cũng có nhu cầu được tag. Hầu hết trong mọi trường hợp, đó là một hành động làm phiền (điều này cũng đúng với cả hành động INVITE).