Mục lục
1. Thông tin hướng dẫn mua hàng
Trước khi quyết định mua bất cứ món hàng gì dù giá trị thấp hay cao, người dùng đều có chung một băn khoăn: Liệu đây có đúng là sản phẩm mình nên mua hay không? Làm thế nào để không bị lừa mua phải hàng kém chất lượng? Vậy nên các bài viết hướng dẫn để trở thành “người tiêu dùng thông minh” luôn thu hút được sự quan tâm & giúp tăng đáng kể khả năng sales cho sản phẩm.
Một vài chủ đề content gợi ý có thể là:
?10 điều bạn nên lưu ý khi mua sản phẩm kem chống nắng
?Hợp đồng bảo hiểm của bạn có bảo vệ được bạn khỏi 8 vấn đề lớn này không?
Đặc biệt với các sản phẩm có giá trị cao, việc đơn giản hoá quy trình thành các bước sẽ cực kỳ hữu ích, chẳng hạn:
?3 bước đơn giản để tậu ngay ngôi nhà mơ ước với chỉ 100 triệu đồng
?Quy trình 4 bước đơn giản để xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân
2. Thông tin hỏi đáp
Đây là những content chia sẻ cho thấy mức độ bạn thấu hiểu khách hàng của mình. Càng đưa ra & trả lời được nhiều vấn đề đúng tâm lý khách hàng, bạn càng cho thấy mình là lựa chọn lý tưởng nhất cho sản phẩm/dịch vụ mà họ quan tâm.
Content loại này sẽ có dạng tiêu đề như:
?6 điều bạn nên tham vấn môi giới của mình trước khi quyết định mua bất động sản
?9 câu bạn nên hỏi người bán hàng trước khi quyết định chọn mua máy lạnh
3. Những sai lầm cần tránh
Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa người mua hàng thông minh & người mua bình thường? Đâu là những sai lầm phổ biến bạn thấy xảy ra thường xuyên với khách hàng của mình? Liệt kê những sai lầm khách hàng có thể gặp phải kèm theo đó là đề xuất để tránh những sai lầm này, bạn sẽ trở thành “vị cứu tinh” trong mắt khách hàng đấy
? Chẳng hạn:
?10 sai lầm trong sử dụng khiến máy lạnh nhanh hỏng
Đừng vội mua nếu căn hộ mới của bạn gặp phải 5 vấn đề sau
4. Cập nhật xu hướng
Thường xuyên cập nhật các thông tin xu hướng liên quan đến sự phát triển trong ngành, bạn sẽ cho người đọc thấy được tầm nhìn của người “dẫn đầu”, từ đó giúp nâng tầm thương hiệu. Chẳng hạn:
?20 kiểu tóc hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng mới trong năm 2019
?3 công nghệ mới đang dần thay đổi xu hướng Marketing trên thế giới
5. Các dấu hiệu cảnh báo
Những dấu hiệu nào cảnh báo khách hàng hay người dùng tiềm năng của bạn về nguy cơ trở thành nạn nhân của một vấn đề nào đó hay khả năng mất đi một cơ hội tốt? Mô tả các dấu hiệu & kèm theo đó là lời khuyên để giảm thiểu rủi ro (hoặc tối ưu lợi thế của hoàn cảnh hiện tại). Điều này sẽ giúp gia tăng uy tín của bạn trong mắt khách hàng. Một số chủ đề minh họa có thể là:
?7 dấu hiệu cho thấy bạn đang có vấn đề về thận
?3 dấu hiệu đặc trưng cho dấu hiệu lừa đảo trong bán hàng đa cấp
6. Chiến lược
Các nội dung xoay quanh chiến lược thường dùng để chỉ ra các vấn đề mà người đọc lo lắng hoặc chưa biết, từ đó cho bạn cơ hội giới thiệu sản phẩm/dịch vụ tương ứng mà mình có thể giúp. Chẳng hạn:
?12 cách để giảm chi phí Marketing mà không làm ảnh hưởng kết quả
?8 bước để giảm cân đảm bảo hiệu quả lâu dài
7. Định nghĩa các thuật ngữ chuyên môn
Có rất nhiều thuật ngữ chuyên môn mà người dùng nên biết để đánh giá hoặc sử dụng một sản phẩm/dịch vụ nào đó. Vậy nên việc chia sẻ danh sách một số định nghĩa thuật ngữ chuyên môn chính trong ngành của bạn sẽ rất cần thiết & hữu ích.
?12 thuật ngữ trong Digital Marketing bạn nên biết để đo lường hiệu quả kênh
?10 thuật ngữ chuyên môn bạn cần hiểu rõ khi xem các báo cáo tài chính
8. Chia sẻ các nguồn tài nguyên
Một trong những cách đơn giản nhất để cho thấy hình ảnh về một người/thương hiệu có hiểu biết rộng, độ tin cậy cao & tinh thần hỗ trợ đối với cộng đồng đó chính là chia sẻ các công cụ, sách, website hữu ích trong lĩnh vực của mình. Chẳng hạn:
?10 website hữu ích trong nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
?Top 7 trang web chia sẻ hình ảnh & video chất lượng cao miễn phí
9. Hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn
Khách hàng/ người dùng của bạn cần có những nguồn tài nguyên hay kỹ năng nào để đạt được mục tiêu mà họ mong muốn? Năng lực chuyên môn có thể tồn tại dưới nhiều hình thức như thái độ (làm sao để chuyên nghiệp), kinh nghiệm, kiến thức, công cụ, đào tạo v.v. Sau đây là một vài chủ đề thuộc dạng này:
?9 kỹ năng cần có để trở thành nhà lãnh đạo giỏi
?Làm thế nào để vượt qua kỳ thi Facebook Blueprint Professional
10. Nâng cao giá trị trải nghiệm
Đây là những bài viết xoay quanh việc hướng dẫn người dùng khai thác tối đa tiềm năng của các dịch vụ/sản phẩm mà họ đang có từ đó nâng cao độ hài lòng với sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ:
?10 công dụng của máy ảnh kỹ thuật số có thể bạn chưa biết
?Hướng dẫn cách chế biến 5 thức uống con bạn yêu thích từ Milo
11. Các bài học thực tế (Best practices)
Nếu như các chia sẻ về chiến lược (strategies) xoay quanh “how-to” (làm thế nào để…) thì với best practice đó là sự ứng dụng các kỹ năng/chiến lược vào thực tế, thiên về kết quả đạt được & tính hiệu quả. Chiến lược nào ứng dụng vào hoàn cảnh nào? Kết quả mà những người đi trước thực hiện ra sao?
?Chìa khóa cho sự phát triển bền vững
?Bài học thành công từ các thương hiệu nổi tiếng trong ứng dụng Facebook Marketing
12. Các tiêu chuẩn đánh giá
Nội dung các chia sẻ sẽ xoay quanh các tiêu chuẩn (metrics) để giúp người dùng đánh giá hiệu quả các nỗ lực của họ. Chẳng hạn:
?Làm thế nào để đo lường hiệu quả Content Marketing
?6 chỉ số quan trọng mà bạn không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả Google Ads