Hướng dẫn kinh doanh online 2020

Hướng dẫn kinh doanh online 2020

Hướng dẫn này dành cho những ai muốn bắt đầu kinh doanh online trên Internet. Bài viết sẽ cung cấp kiến thức mà bạn cần phải học để bán hàng online.

Mục lục

Bán hàng online là gì?

Bán hàng online hiểu đơn giản là mọi hoạt động bán hàng, quảng cáo sản phẩm thậm chí giao hàng đều được thực hiện thông qua Internet.

Đến đây có thể bạn sẽ băn khoăn không hiểu làm sao một sản phẩm như ti vi, tủ lạnh hay món ăn lại có thể đem lên mạng bán trong khi khách hàng còn chưa được chạm đến nó?

Đó chính là cái hay của Internet khi mọi người có thể nhìn, xem và mua mọi thứ chỉ với vài click chuột.

Chính sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảnh mạng xã hội, các ví thanh toán online và các sàn thương mại điện tử đã mở đường cho người người nhà nhà chuyển dịch hành vi mua hàng online.

Ưu điểm của bán hàng online

Không vốn đầu tư ban đầu

Để bán hàng online đôi khi bạn không cần phải sở hữu hàng hóa bạn có tin không?

Tức là bạn không phải bỏ vốn ra nhập hàng mà vẫn có thể sản phẩm để bán và kiếm tiền từ đó.

Trong các hình thức kiếm tiền nhờ kinh doanh bên dưới, ATP sẽ chia sẻ với bạn các phương pháp kiếm tiền từ kinh doanh online

Không tốn tiền thuê mặt bằng kinh doanh

Thay vì bạn phải bỏ ra khoảng tiền chục triệu, trăm triệu để thuê mặt bằng kinh doanh thì việc bắt đầu kinh doanh online sẽ giúp bạn cắt giảm khoản tiền này.

Cửa hàng của bạn lúc này là cửa hàng “ảo” trên Internet và bạn không mất một khoản phí nào để xây dựng. Tức chi phí mặt bằng gần bằng 0!

Chi phí vận hành thấp

Nhờ không mất phí thuê mặt bằng kinh doanh nên cửa hàng “ảo” sẽ ít tốn kém các chi phí khác như nhân viên thu ngân, bán hàng, giao vận,…

Nhờ có các công cụ kỹ thuật số hay còn gọi là các tool thì việc quản lý cửa hàng “ảo” còn trở nên đơn giản hơn rất nhiều và bạn sẽ cắt giảm được kha khá chi phí nhân sự.

Chi phí quảng cáo rẻ hơn nhiều lần

Nếu bạn chưa biết thì chi phí để quảng cáo trên truyền hình, đặt các áp phích, banner quảng cáo tại các ngã tư đường tiêu tốn hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng để có thể xuất hiện đến hàng trăm hàng triệu người. Điều đó là bất khả thi với những ai mới bắt đầu kinh doanh vì ngân sách quảng cáo quá nhỏ.

Nhưng nhờ Internet, một shop online nhỏ ở Hồ Chí Minh vẫn có thể quảng cáo đến hàng chục nghìn người ở Hà Nội, ở Mỹ v.v… chỉ với vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.

Khả năng tiếp cận hàng triệu người

Nếu bạn biết khai thác tốt các công cụ Digital marketing và làm nội dung sáng tạo thì Internet sẽ giúp bạn truyền tải đến hàng triệu người.
Ví dụ điển hình là các video trăm triệu views trên Youtube của các kênh Vlog, MV nhạc của các ca sỹ hay các bài viết website lên TOP google giúp tiếp cận hàng triệu người theo thời gian.

Kinh doanh 24/7

Một điểm bất lợi của cửa hàng vật lý là bị giới hạn bởi giờ giấc mở cửa, bạn phải nghỉ ngơi và đóng cửa hàng đến sáng hôm sau.

Vậy nếu KH có nhu cầu mua sắm trong thời gian cửa hàng đóng có nghĩa rằng bạn đã bỏ sót rất nhiều cơ hội kiếm tiền.

Nhưng với kinh doanh online, cửa hàng “ảo” của bạn sẽ luôn mở cửa 24/24h và 7 ngày một tuần. Bất cứ khi nào khách hàng có nhu cầu họ cũng đều được phục vụ.

Ngay cả khi bạn ngủ, cửa hàng của bạn cũng sẽ tự động trả lời tư vấn khách hàng và thanh toán tự động.

Chăm sóc nhiều khách hàng cùng lúc

Nếu cửa hàng vật lý của bạn có đợt sale khuyến mãi khủng thu hút hàng trăm người đến cửa hàng gây ra tình trạng “vỡ trận” thì nhân viên không phục vụ hết tất cả khách hàng, khâu thanh toán phải xếp hàng đợi rất lâu.

Nhưng với cửa hàng online, cửa hàng có thể cùng một lúc theo dõi, chăm sóc hàng nghìn người  cùng lúc mà không có 1 sai sót nào. Đó là lợi thế rất lớn khi kinh doanh online.

Rủi ro khi kinh doanh online

Thiếu kiến thức về kinh doanh online

Với các lợi ích ở trên bạn đừng lầm tưởng kinh doanh online là dễ dàng mà bạn cần phải học các kiến thức căn bản để triển khai.

Người mua sợ bị lừa đảo trên mạng

Thanh toán trực tuyến tại nước ta hiện nay vẫn còn khá mới mẻ với mọi người vì vậy để khách hàng bỏ thói quen mua sắm bằng tiền mặt và đến trực tiếp cửa hàng để mua là điều rất khó khăn.

Một trở ngại khác là nhiều người lợi dụng Internet, các công nghệ kỹ thuật để lừa đảo người dùng thiếu kiến thức gây ra tâm lý ngại mua sắm online.

Hàng giả hàng kém chất lượng

Vì bán hàng online thì người dùng không hề được nhìn tận mắt hay chạm vào sản phẩm mà chỉ có thể nhìn qua hình ảnh hoặc video mà người kinh doanh cung cấp, do đó mà rất nhiều shop kinh doanh “treo đầu dê bán thịt chó” đã sử dụng các hình ảnh đẹp long lanh với mức giá cực rẻ để thu hút khách hàng. Đến khi KH nhận sản phẩm thì mới vỡ ra sản phẩm đó là hàng fake hay lỗi hỏng.

Tình trạng bom hàng, hoàn đơn

Các shop kinh doanh online luôn ngán ngẩm với tình trạng khách bom hàng, hoàn đơn vì phải tốn chi phí giao hàng cả chiều đi và về. Do đó đây cũng là một vấn đề mà các shop bán hàng online phải đối mặt và khắc phục.

8 kênh bán hàng online phổ biến hiện nay

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử là một khu “chợ rao vặt siêu lớn” với hàng trăm nghìn hàng triệu shop.

Tại đây các sàn TMDT cho phép bạn mở một tài khoản cửa hàng miễn phí để đăng bán các sản phẩm trên đó.

Nhờ vào lượng truy cập khủng mỗi ngày trên các sàn và các chương trình khuyến mãi, shop của bạn có thể lên top sàn TMĐT để thu hút một lượng lớn khách hàng ghé thăm.

Bán hàng trên Facebook

Bán hàng trên Facebook là một kênh không thể bỏ qua vì bạn có thể dễ dàng kết nối với khách hàng tiềm năng của bạn mình qua hội nhóm và Fanpage.

Trên Facebook lại chia nhỏ ra 3 nơi bán hàng chủ yếu từ thấp đến cao đó là

Bán hàng trên tài khoản cá nhân Bán hàng seeding group Bán hàng tại Fanpage

Bán hàng ở Zalo

Zalo là MXH có hơn 100 triệu người sử dụng, đây là một ứng chat phổ biến nhất Việt Nam và bạn có thể bán hàng rất tốt trên Zalo thông qua 2 kênh chính

Sử dụng tài khoản Zalo cá nhân tham gia các nhóm bán hàng Sử dụng Zalo Page để bán hàng trên Zalo Shop (một dạng sàn TMĐT của Zalo)

Bán hàng trên Instagram

Instagram là mạng xã hội chia sẻ hình ảnh được đông đảo giới trẻ nước ta sử dụng.

Instagram được Facebook mua lại vào năm 2012 với giá 1 tỷ USD. Và đây là một kênh bán hàng rất tiềm năng dành cho giới trẻ

Bán hàng trên TikTok

TikTok là ứng dụng MXH mới nổi được đông đảo nhóm trẻ thế hệ GENZ sử dụng.

Đây là mạng xã hội chuyên chia sẻ các video ngắn thời lượng từ 15-60 giây thu hút sự sáng tạo, thể hiện cá tính trong từng nội dung. Các video đăng tải thường có chèn hiệu ứng và nhạc thịnh hành nên thu hút rất nhiều lượt like, view.

Bạn có thể tận dụng kênh này để làm marketing 0 đồng, tăng nhận diện thương hiệu hoặc bán sản phẩm giá rẻ dành cho teen.

Bán hàng trên Youtube

Youtube là kênh chia sẻ video lớn nhất thế giới với hạng 1 tỷ giờ xem video mỗi ngày. Đây là một kênh để bạn chia sẻ nhiều chủ đề mà bạn giỏi để thu hút người xem đăng ký kênh.

Bạn có thể làm video giới thiệu sản phẩm để người xem và đặt hàng hoặc kiếm tiền nhờ lượng Google Adsense (một hình thức kiếm tiền từ lượt xem video của bạn)

Bán hàng trên website

Website luôn là một kênh bán hàng online mà bạn nên sở hữu vì tính bền vững và dễ dàng kết nối đến người dùng.

Một website được tối ưu tốt về mặt nội dung và kỹ thuật code sẽ được các bộ máy tìm kiếm như Yahoo, Bing, Google dễ dàng đọc thông tin và đề xuất cho người dùng. Các hoạt động này được gọi là SEO website.

Khi bạn làm SEO website tốt sẽ thu hút hàng nghìn, hàng trăm nghìn thậm chí hàng triệu lượt truy cập website.

Hãy thử nghĩ xem, nếu bạn bán một sản phẩm nào đó có hàng triệu người biết đến và có nhu cầu mua sắm thì bạn có thể kiếm được rất rất nhiều tiền.

Bán hàng trên ứng dụng điện thoại

Một trong những cách bán hàng online mới nhất đó là bán hàng dựa trên các ứng dụng điện thoại hay còn gọi là các App di động.

Các app di động này được tải về từ một kho ứng dụng điện thoại. Ví dụ kho ứng dụng của điện thoại iPhone là App Store, của điện thoại Android là CH Play.

Các App mà bạn có thể kiếm tiền từ việc bán hàng online đó là

Các App rao vặt bán hàng: Chợ Tốt, 5giay, GET IT, Vật Giá, Các App dịch vụ freelancer: fiverr, upwork Các App kiếm tiền từ việc giới thiệu đăng ký tài khoản hoặc mua sản phẩm: MoMo, Tamodo, CashBag,

Các hình thức kiếm tiền nhờ kinh doanh online

Bán sản phẩm vật lý

Đây là cách thức được đông đảo mọi người sử dụng nhất. Nếu bạn có nguồn hàng sản phẩm tốt hoặc tự sản xuất được sản phẩm vật lý nào đó hãy thử chọn các kênh online ở trên bắt đầu quảng bá đến hàng triệu người dùng trên Internet.

Điểm lưu ý của việc bán sản phẩm vật lý là bạn sẽ phải quản lý vấn đề tồn kho, vận chuyển và đồng bộ trực tiếp với kênh online.

Bán sản phẩm số

Sản phẩm số là sản phẩm tạo ra từ trí tuệ, tồn tại trên môi trường internet.

Các sản phẩm số có thể kể đến là

Sách điện tử ebook Video khóa học online Phần mềm Hình ảnh, đồ họa

Đặc điểm của các sản phẩm số là khả năng “nhân bản”. Tức số lượng không hạn chế và không gặp vấn đề tồn kho.

Tuy nhiên rủi ro của các sản phẩm số đó là vấn đề bảo mật thông tin và đánh cắp bản quyền.

Làm dịch vụ online

Dịch vụ online là các công việc mà bạn không cần phải có mặt ở công ty để làm mà có thể giao tiếp với khách hàng từ xa thông qua các công cụ làm việc trực tuyến như Trello, Skype, Zoom, Meeting,…

Các dịch vụ online mà bạn có thể cung cấp đó là

Dịch vụ viết nội dung cho Website, Facebook Dịch vụ marketing online Dịch vụ thiết kế hình ảnh video Dịch vụ thiết kế website Dịch vụ SEO website Dịch vụ kế toán online

Dịch vụ khác

Dịch vụ khác là các dịch vụ sử dụng Internet để làm kênh tiếp cận khách hàng nhưng công việc của các dịch vụ này chủ yếu phải thực hiện ngoài đời thật.

Các dịch vụ như

Dịch vụ chuyển nhà Dịch vụ thiết kế nội thất Dịch vụ chăm sóc thú cưng Dịch vụ dọn nhà Dịch vụ cho thuê văn phòng Dịch vụ sửa chửa đồ điện từ gia dụng Dịch vụ ăn uống ….

Ai phù hợp để kinh doanh online?

Mẹ bỉm muốn kiếm thêm thu nhập

Nhóm bà nội trợ, phụ nữ mới sinh thường rất khó khăn để kiếm việc làm trong giai đoạn này vì không thể làm việc tại văn phòng do phải chăm sóc con cái. Không có việc làm, mất nguồn thu nhập và chịu áp lực về tài chính sẽ khiến cho nhu cầu tìm các công việc không phụ thuộc vào thời gian, không gian tăng cao.

Chính vì vậy nên kinh doanh online chính là công việc phù hợp nhất.

Thường đây là nhóm “low tech” nên ban đầu rất khó để hiểu và làm quen với công việc kinh doanh online. Nhưng đổi lại đây là nhóm chịu khó, chịu cày và nhiệt huyết bán hàng nhất.

Các mặt hàng phù hợp cho các chị em mẹ bỉm thường là các sản phẩm về làm đẹp, chăm sóc sức khỏe và mặt hàng thời trang.

Học sinh sinh viên làm thêm

Nhóm thứ hai là các bạn học sinh sinh viên, nhóm này có nhiều thời gian rãnh nên thay vì dùng thời gian cho giải trí vui chơi thì các bạn nên có nhận thức tự lập sớm, cố gắng kiếm tiền để tự nuôi sống bản thân.

Đây là nhóm “high tech” khả năng hiểu biết và nhạy về công nghệ nên việc học tập tiếp thu các kiến thức kinh doanh online rất nhanh. Thực tế trên báo đài vẫn có tấm gương các bạn trẻ kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng nhờ kinh doanh online

Nghề tay trái của dân văn phòng

Nếu bạn đang đi làm trong một tòa nhà có hàng nghìn nhân viên văn phòng thì đây cũng là các khách hàng tiềm năng để bán các sản phẩm nào đó.

Xu hướng làm việc tại các thành phố lớn có thời gian làm việc lâu, việc đi lại để ăn uống, mua sắm được cắt giảm tốt đa. Vì vậy dân văn phòng thường mua sắm online là chủ yếu,  bạn có thể tạo ngay 1 website, 1 fanpage hay chỉ bán trên tài khoản mạng xã hội của mình để tiếp cận những người đồng nghiệp của mình.

Các mặt hàng phù hợp để kinh doanh cho giới văn phòng đó là thức ăn nhanh, hàng order xách tay, đồ đặc sản vùng miền, …

Các công ty doanh nghiệp truyền thống

Tỷ phú Bil Gates từng nói: “Từ 5-10 năm nữa nếu không kinh doanh trên mạng thì tốt nhất đừng bao giờ kinh doanh nữa”. Điều đó đủ để thấy tầm quan trọng của việc chuyển dịch kinh doanh online dành cho những ai chưa chuyển dịch nhanh chóng.

Lấy ví dụ điển hình nhất là trong mùa dịch Covid-19 gần đây. các doanh nghiệp truyền thống bị ảnh hưởng rất nặng vì chi phí cứng dành cho mặt hàng, nhân công lớn. Khi gặp các rủi ro do thiên tai, dịch bệnh thì việc tạm ngưng hoạt động và cắt giảm nhân sự là cần phải thực hiện.

Trong khi đó, ác Doanh nghiệp đã kịp chuyển dịch một phần lên nền tảng online đã cắt giảm khá nhiều về chi phí mặt bằng và nhân sự nên mô hình của họ linh hoạt hơn khi khủng hoảng xảy ra.

Bán hàng online nên bán gì?

Thật ra bạn có thể mang mọi thứ lên Internet để bán và đôi khi còn bán tốt hơn ngoài đời thật vì khả năng tiếp cận hàng triệu người với chi phí thấp.

Chung quy lại bán hàng online sẽ tập trung vào 2 nhóm sản phẩm chính đó là

Sản phẩm vật lý: có hình dạng, kích thước, cân nặng, công dụng thực tế Sản phẩm số: là sản phẩm của trí tuệ, tồn tại trên môi trường Internet.

2 tiêu chí để lựa chọn sản phẩm kinh doanh online

Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp giữa bản thân và sản phẩm

Bạn không thể cứ thấy ai bán món gì hay và kiếm được nhiều tiền là đổ xô đi nhập hàng bán được. Bạn không thể biết hết được những lý do ẩn đằng sau giúp mang lại thành công của người khác.

Ví dụ cụ thể cho bạn dễ hiểu, bạn thấy đứa trên mạng bán giày fake kiếm trăm triệu mỗi tháng, bạn nghĩ sản phẩm này dễ bán nên cũng đầu tư chục triệu ôm hàng về nhưng bán mãi không được đôi nào. Khi tìm hiểu ra thì mới biết người đó là rich kid hay chơi trong giới dân nhà giàu và có nguồn vốn lớn do bố mẹ hỗ trợ.

Còn bạn thì không có mối quan hệ như vậy, bạn không có “background” tốt để bán giày nên sẽ rất khó để xây dựng và bán được sản phẩm đó.

Lời khuyên dành cho bạn là nên tìm ra các sản phẩm mà mình hiểu rõ và phù hợp với mình.

Tiêu chí 2: Dựa vào đặc điểm của sản phẩm

Tiêu chí thứ 2 nếu bạn đã thấy các sản phẩm phù hợp với mình nhưng không biết lựa sản phẩm nào thì hãy đặt các câu hỏi sau:

Sản phẩm là có phải là sản phẩm xu hướng của thị trường? Sản phẩm này là sản phẩm bình dân hay cao cấp? Sản phẩm này là sản phẩm có thị trường tiêu thụ lớn hay nhỏ Sản phẩm này thị trường đã có nhận thức (biết) về nó hay chưa? Sản phẩm này có mức độ cạnh tranh cao hay thấp? Sản phẩm này là độc quyền hay nhiều người cùng bán? Sản phẩm có biên lợi nhuận cao hay không? Bạn có đi lâu dài được với sản phẩm này hay không?

Trả lời các câu hỏi trên và tự mình cân nhắc các lựa chọn thì chắc chắn bạn sẽ chọn sản phẩm phù hợp để kinh doanh online.

Tìm nguồn hàng kinh doanh từ đâu?

Kinh doanh là một chuỗi các vấn đề cần phải giải quyết, và tìm nguồn hàng là một trong những vấn đề đau đầu nhất của người kinh doanh.

Nguồn nhập hàng kinh doanh có thể là thành phẩm hoặc nguyên liệu sản xuất đầu vào. Nó ảnh hưởng đến tất cả các khâu sản xuất, bán hàng sau đó. Vì vậy bạn sẽ mất nhiều tiền bạc, công sức và thời gian để tìm được cho mình nguồn hàng tốt nhất.

Tìm nguồn hàng trong nước

Trong nước thì có khả nhiều nơi để bạn tìm kiếm nguồn hàng.

Tìm nguồn hàng ở chợ đầu mối hàng hóa

Khắp cả nước có rất nhiều chợ đầu mối bán buôn, bạn có thể tìm các chợ này bằng các hỏi các tiểu thương tại các chợ địa phương, hoặc muốn lấy giá tốt nhất thì bạn có thể tìm các chợ đầu mối lớn ở 3 miền.

Tìm nguồn từ các xưởng sản xuất

Cũng tương tự như tìm các chợ đầu mối, bạn có thể nhờ các tiểu thương tìm giúp các xưởng sản xuất các sản phẩm mà bạn muốn kinh doanh.

Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ là các xưởng sản xuất thường được bao tiêu sản phẩm, nếu bạn muốn xưởng nhận sản xuất các sp cho bạn thì yêu cầu về số lượng phải rất lớn.

Ngoài ra nhờ có MXH mà rất nhiều hội nhóm các chủ xưởng sản xuất theo từng ngành hàng được tập trung trên mạng, vì vậy bạn có thể tham gia để liên hệ tư vấn.

Tìm nguồn hàng từ các nhà cung cấp, nhà phân phối

Các nhà cung cấp, nhà phân phối bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin trên Google hay trên các hội nhóm trên Facebook.

Một số nhà cung cấp nếu bạn biết cách “deal” bạn có thể nhập hàng bán không cần vốn và được họ hỗ trợ một phần chi phí quảng cáo vận hành.

Nguồn hàng tự sản xuất

Điển hình là các sản phẩm handmade như thức ăn, đồ uống hay các vật dụng trang trí nhỏ trong nhà.

Ngoài ra nếu bạn có kiến thức sâu về ngành nghề như IT bạn có thể tự tạo ra các phần mềm, khóa học, ebook để bán.

Tìm nguồn hàng nước ngoài

Bên cạnh việc tìm nguồn hàng trong nước thì tại sao bạn không thử tìm nguồn hàng từ nước ngoài.

Nguồn hàng Trung Quốc: TQ được xem là công xưởng thế giới, mọi sản phẩm mà bạn cần đều có thể nhập ở đây. Thực tế TQ là nơi nhập hàng đông đảo nhất của người kinh doanh tại Việt Nam. Nguồn hàng các nước EU: EU nổi tiếng với các sản phẩm có giá trị và chất lượng cao, nguồn hàng chủ yếu để bạn bán là các sản phẩm chính hãng được order xách tay về Việt Nam Nguồn hàng Thái Lan: các mặt hàng tiêu dung, chăm sóc cá nhân và thời trang có mẫu mã rất đa dạng và giá cực kỳ tốt. Nguồn hàng Campuchia: Campuchia là nơi tập trung nguồn hàng thùng từ khắp nơi trên thế giới đổ về với danh nghĩa hàng si, hàng viện trợ cho người nghèo. Vì vậy nếu biết cách chọn lọc, bạn sẽ dễ dàng tìm một món đồ hiệu chỉ với giá vài chục nghìn đồng.

Bán hàng online cần chuẩn bị những gì?

Nguồn vốn để kinh doanh online

Mặt dù khi kinh doanh online có thể bạn không cần bỏ vốn nhập hàng, nhưng không có nghĩa bạn không bỏ ra chi phí nào cho nó.

Các chi phí mà bạn sẽ gặp phải khi bắt đầu kinh doanh online như

Chi phí thiết kế website, mua tên miền Chi phí mua các phần mềm quản lý bán hàng Chi phí cho các dịch vụ marketing online Chi phí giao nhận hàng hóa …

Vì vậy bạn vẫn cần phải có một khoản vốn để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh online. Vậy nguồn vốn này từ đâu ra?

Sau đây là một vài gợi ý

Nguồn vốn từ tiền tiết kiệm cá nhân Nguồn vốn hỗ trợ từ phía gia đình Nguồn vốn từ việc đi vay mượn, thế chấp Nguồn vốn từ việc góp vốn làm ăn chung ….

Kiến thức kinh doanh

Để thành công ở bất cứ lĩnh vực nào cũng đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên sâu về nó. Vì vậy để bán hàng thành công, bạn cần phải biết kiến thức về kinh doanh và vận dụng đúng đắn.

Kiến thức Marketing online

Để kinh doanh online thành công bắt buộc bạn phải hiểu rõ những cách marketing online để bán hàng.

Để hiểu rõ về marketing online bạn cần phải nắm 2 kiến thức quan trọng đó là

Kiến thức marketing căn bản Công cụ Digital marketing

Công cụ hỗ trợ bán hàng online

Trong phần trên về lợi ích của kinh doanh online, mình có nhắc đến khả năng tiếp cận triệu người với chi phí quảng cáo rất thấp. Đó chính là lợi ích từ các công cụ hỗ trợ bán hàng và marketing online.

Với sự trợ giúp của công nghệ, bạn có thể quảng cáo bán sản phẩm đến hàng triệu người cùng lúc mà nếu không có Internet bạn sẽ không bao giờ có thể làm được.

Các công cụ hỗ trợ bán hàng online khuyên dùng

Nếu bạn muốn nhận file rõ hơn vui lòng live chat với ATP Software để nhận.

Công cụ hỗ trợ kinh doanh online khuyên dùng

Phần mềm marketing trên các mạng xã hội Phần mềm livestream bán hàng Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Phần mềm ERP/CRM quản lý doanh nghiệp Phần mềm chatbot tự động Phần mềm quản lý nhân sự Phần mềm marketing website, SEO ….

Các mô hình kinh doanh online phổ biến

Mô hình kinh doanh B2C

Mô hình kinh doanh B2C (Business to customer) là hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng là người dùng cuối.

Đây là mô hình kinh doanh khá phổ biến ở nước ta, ví dụ bạn lên mạng mua một bộ quần áo từ một shop thời trang online, đấy chính là mô hình kinh doanh B2C. Hoặc bạn mua điện thoại từ một cửa hàng online về sử dụng, đó cũng là mô hình B2C.

Mô hình kinh doanh C2C

Mô hình C2C ở đây được dịch ra là Consumer to Consumer. Đây là hình thức kinh doanh giữa cá thể với cá thể. Trong đó cả người mua và người bán sản phẩm hay dịch vụ đều là cá nhân không phải doanh nghiệp.

Điển hình của mô hình C2C này là các trang rao vặt mua bán như Chợ Tốt, Get IT….

Mô hình kinh doanh D2C

Mô hình D2C (Direct to Customer) trong những năm gần đây là một thuật ngữ còn khá mới mẻ với chúng ta nhưng đối với các doanh nghiệp thì nó lại là một mô hình cực kỳ hiệu quả trong kinh doanh bằng việc loại bỏ những khâu bán lẻ trung gian của bạn để đưa sản phẩm đến thẳng trực tiếp với khách hàng.

Có thể nói D2C là sự phát triển cao hơn từ B2C (vì B2C thì các công ty, doanh nghiệp vẫn có thể là nhà phân phối trung gian, không phải trực tiếp từ nhà sản xuất).

Những ngành hàng phù hợp với mô hình này nhất có thể kể đến như giày, mỹ phẩm, đồ gia dụng,… Trong năm 2017, mô hình D2C tăng trưởng 34% và hiện chiếm 13% tổng thị trường E-Commerce. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp áp dụng mô hình D2C thành công có thể kể đến như Canifa, Juno trong lĩnh vực thời trang, Vitayes, Saffron trong lĩnh vực mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe.

Các chiến lược bán hàng online để thắng

Chiến lược đi ngách thị trường

Bắt đầu kinh doanh online bạn đừng nghĩ đến việc thành công, mà hãy đến việc làm sao để tồn tại trước đã.

Do đó bạn không thể dương kiếm lên đấu với các ông lớn đang chiếm lĩnh thị trường vì họ có thể dùng tiền để “đè” chết bạn.

Vậy chiến lược thị trường ngách là gì?

Đó là chiến lược bán hàng đủ để tồn tại, bạn cần tìm ra 1 ngách nhỏ cho mình để kinh doanh.
Một vài mẹo để bạn tìm ra ngách cho mình đó là

Tìm ra phân khúc thị trường mà các ông lớn chưa chạm đến Đánh thị trường theo khu vực địa phương Chỉ bán trên một vài Group Facebook, Zalo Bán cho một số đặc điểm khách hàng nhất định Chỉ bán cho nhóm khách có độ tuổi nào đó Bán hàng thông qua các hội nhóm offline

Chiến lược ngách phù hợp với ai?

Chiến lược này rất phù hợp cho những cá nhân kinh doanh với số vốn chỉ từ vài triệu đồng.

Chiến lược phủ thị trường

Đây là chiến lược dành cho các công ty, doanh nghiệp có nguồn lực lớn khi cần đánh phủ các kênh online để thu hút sự chú ý của người dùng.

Với chiến lược này, các công ty DN thường sẽ thuê các Agency để thực hiện chiến dịch marketing giúp họ hoặc DN nếu có đủ kiến thức về Digital Marketing có thể tự xây đội ngũ chuyên trách cho mảng kinh doanh online.

Các chiến lược phủ thị trường như:

Quảng cáo Facebook phủ sóng cả nước hoặc tỉnh thành Quảng cáo Google hiển thị trên các trang báo lớn Quảng cáo seeding trên các Group Facebook Quảng cáo trên Zalo, Instagram, TikTok.

Thông thường các chiến dịch lớn này sẽ kết hợp chung với các chương trình marketing offline như event sự kiện, cuộc thi tại điểm bán (trade marketing) để tối ưu chuyển đổi bán hàng.

Chiến lược đứng trên vai người khổng lồ

Đây là cách bán hàng dựa trên sự nổi tiếng, bạn bán các sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với một thương hiệu, một cá nhân nổi tiếng sẽ rất dễ thu hút người dùng.

Ví dụ

Bạn bán các sản phẩm bổ trợ các iPhone, iPod … vốn đã rất nổi tiếng sẽ dễ được người dùng để mắt đến.

Oppo sử dụng ca sỹ Sơn Tùng MTP làm đại sứ thương hiệu để quảng bá các sản phẩm của họ.

Các doanh nghiệp Việt Nam thường kêu gọi ủng hộ hàng hóa trong nước qua thông điệp “Người Việt dùng hàng Viêt”, “made in Việt Nam”…

Chiến lược định giá xâm nhập

Định giá thâm nhập là chiến lược đặt giá ban đầu của một sản phẩm hay dịch vụ thấp hơn giá phổ biến trên thị trường. Các công ty sử dụng chiến lược này với kì vọng sản phẩm của mình sẽ được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn.

Định giá thâm nhập làm tối đa hóa doanh số bán trên đơn vị sản phẩm và tạo ra doanh thu theo thị phần nhưng lại làm ảnh hưởng đến tỉ lệ lợi nhuận.

Với chiến lược giá thâm nhập thị trường bạn có thể phải chịu mất một phần vốn kinh doanh ban đầu để sản phẩm của bạn đến được với nhiều người (mua khách hàng trong tương lai). Sau một thời gian khi lượng khách hàng đã có, bạn sẽ ra sản phẩm mới và nâng giá bán để tăng lợi nhuận lên. Đây là một chiêu “thả con săn sắc bắt con cá rô” hay “cho đi để nhận lại”.

Lấy ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung.

Bạn mới bắt đầu muốn tiếp cận khách hàng trên một nhóm Facebook, để mọi người trên group biết đến bạn nhanh chóng bạn có thể chủ động xin phép Admin đăng tin tặng miễn phí hoặc ưu đãi giảm giá sốc cho thành viên trên nhóm.

Bằng cách này, bạn sẽ phải bán giá gốc hoặc thậm chí lỗ nhẹ để có được hàng trăm, hàng nghìn người mua sản phẩm của bạn trên đó.

Nếu bạn biết về khái niệm số lần mua lặp lại của khách hàng thì bạn sẽ hiểu rằng, một khách hàng không chỉ mua bạn 1 lần mà nếu chăm sóc tốt, họ có thể mua thêm hoặc giới thiệu cho bạn bè người thân. Do đó các đơn hàng sau đó và khách hàng mới đến với bạn mà chẳng cần bỏ chi phí quảng cáo. (chưa kể các sản phẩm sau đó bạn đã bí mật tăng giá bán lên)

Chiến lược bán giá cao (Premium)

Định giá Premium là chiến lược định giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh (hay còn gọi là chiến lược định giá hớt váng). Với việc đặt mức giá cao cấp thường hiệu quả trong những ngày đầu của vòng đời sản phẩm, đánh trúng tâm lý “tiền nào của nấy” của khách hàng.

Đây là chiến lược phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, sản phẩm có những giá trị ưu việt mà các sản phẩm khác không có như: chất lượng tốt hơn, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo hơn, hay chế độ bảo hành lâu hơn,… Khách hàng sẽ cảm thấy mình nhận được sản phẩm có giá trị ngang với số tiền đã bỏ ra, doanh nghiệp phải làm việc hết sức để đưa ra nhận thức về giá trị sản phẩm của họ. Cùng với việc tạo ra sản phẩm chất lượng cao, chủ sở hữu nên đảm bảo nỗ lực Marketing của họ, bao bì của sản phẩm, những giá trị gia tăng, dịch vụ khách hàng… đó là những yếu tố cần thiết cho những sản phẩm ở mức giá Premium.

Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp thường áp dụng mức giá cao ban đầu để thu được tỷ suất lợi nhuận lớn trên mỗi đơn vị sản phẩm. Vì giá cao nên số lượng người mua không nhiều, doanh nghiệp sẽ dần dần giảm giá để có thêm khách hàng mới. Mức giá cao ban đầu sẽ không thu hút thêm các đối thủ cạnh tranh và hỗ trợ hình ảnh về một sản phẩm hoàn hảo.
Doanh nghiệp cũng nên mạnh dạn tung ra sản phẩm với mức giá cao để thâm nhập thị trường và tận dụng thời điểm mà thị trường vẫn chưa quá nhạy cảm. Và Apple là một trong những ví dụ điển hình, khi ra mắt sản phẩm Iphone đầu tiên, Apple đưa ra mức giá bán lên tới 600 USD, cao hơn rất nhiều so với giá của đối thủ vốn chỉ ở mức 90 USD. Sau đó, hãng mới điều chỉnh là giá để mở rộng thị trường, đồng thời tối ưu hóa chi phí sản xuất bằng việc chuyển nhà máy sang Trung Quốc để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, vừa đảm bảo lợi nhuận, vừa mang lại lợi thế so với đối thủ “nặng ký” là Samsung.

Chiến lược định giá bán theo tâm lý

Chiến lược định giá theo tâm lý của khách hàng được coi như một hình thức “ảo thuật”, các Marketers dùng chiến lược này để đánh vào mặt cảm xúc của khách hàng hơn là về mặt logic.

Ví dụ, thiết lập giá của 1 chiếc đồng hồ đeo tay là $199 chứng minh việc thu hút nhiều người tiêu dùng hơn là thiết lập giá là $200, thậm chí sự khác biệt thật sự ở đây là rất nhỏ. Sự giải thích cho điều này khá đơn giản, bởi vì phần lớn tâm lý khách hàng sẽ dựa vào những con số đầu tiên của giá để đi đến quyết định mua hàng. Mục tiêu của định giá theo tâm lý là để tăng thêm nhu cầu bằng cách tạo ra một ảo giác về giá trị gia tăng cho người tiêu dùng.

Ví dụ khác đó là định giá “mỏ neo” để tạo tâm lý khách hàng đang mua một món hời vì so sánh với giá “neo. Một chiếc có thể là 50 inch và có có giá 1.000 đô, trong khi chiếc kia có thể là 48 inch và có giá là 600 đô. Trong trường hợp này, sẽ có thể bạn nghĩ rằng chiếc TV 600 đô là lời nhất vì bạn trả ít hơn 400 đô cho một chiếc TV nhỏ hơn có 2 inch. Suy nghĩ đó chính xác là những gì mà người bán muốn bạn có. Họ muốn chiếc TV trị giá 1.000 đô làm neo để khi so sánh thì chiếc TV 600 đô giống như một món hời. Hãy chắc chắn hãy để ý mẹo này trong lần mua sắm tới nhé.

Một điều cuối cùng mà ít người sẽ chia sẻ đến bạn đó là cách định giá các mặt hàng khó định được mức độ hiệu quả khi người dùng sử dụng. Ví dụ như thuốc, tâm lý người dùng sẽ luôn muốn một loại thuốc có hiệu quả ngay do đó họ sẵn sàng trả cao hơn để mua sản phẩm mà họ cần dù thực tế các loại thuốc đều có hàm lượng và công dụng như nhau.

Đã có rất nhiều trường hợp chữa được bệnh nhờ tâm lý nhiều hơn là công năng vì người dùng cảm thấy an tâm hơn khi sử dụng thuốc xịn, đó là niềm tin mà sản phẩm giá cao tạo ra. Đây là một thực tế đã được kiểm chứng, có rất nhiều sản phẩm nếu bạn bán giá thấp sẽ không có ai mua vì họ nghĩ là đồ “fake” đồ “giả” nhưng khi bạn tăng giá lên gấp 2,3 lần thì lượng mua tăng mạnh.

Chiến lược định giá bán theo gói

Với chiến lược định giá theo gói, doanh nghiệp sẽ đưa ra giá của sản phẩm thấp hơn khi khách hàng mua nhiều sản phẩm cùng một lúc.

Việc định giá hàng theo gói sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp xả được đống hàng tồn kho mà sẽ cho khách hàng một cảm giác họ được nhận rất nhiều vì doanh nghiệp đang cho họ những giá trị lớn.

Định giá theo gói sẽ vô cùng hiệu quả cho các công ty có hàng đi kèm. Ví dụ, những sản phẩm như sữa cho trẻ em, nếu mua theo bịch hoặc theo thùng sẽ được hưởng ưu đãi giá và những giá trị gia tăng khác như đồ chơi, hoặc bình uống nước… Nhưng theo đó, doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến việc mình đang chi trả bao nhiêu cho chiến lược này và so với doanh thu mình đang lãi hay lỗ.

Chiến lược miễn phí

Chiến lược miễn phí luôn luôn hiệu quả để thu hút khách hàng.

Nếu bạn đi đường bạn sẽ thấy các quảng cáo như “cạo vôi răng miễn phí” “giữ xe miễn phí” “Mua …tặng miễn phí …”. Đây đều là các phương pháp quảng cáo đánh vào ham muốn “miễn phí” của người dùng.

Đến làm tốt chiến lược miễn phí này bạn phải hiểu rõ khái niệm về chi phí marketing và số lần mua lặp lại của khách hàng.

Chẳng hạn trong chiến dịch marketing mà mình hỗ trợ cho nhãn hàng công nghệ tại Forums VOZ. Mình đã tổ chức hoạt động chơi GiveAway tặng quà miễn phí cho thành viên, bằng cách phần quà miễn phí cho cộng đồng sẽ được tính như một chi phí cho hoạt động marketing branding. Vì vậy việc miễn phí sẽ giúp chuyển đổi tốt hơn cho thương hiệu sau này vì có hàng nghìn người đã biết đến sản phẩm và thương hiệu của nhãn hàng.

Các sai lầm thường gặp khi kinh doanh online

Sai lầm khi lựa chọn sản phẩm

Chọn sai sản phẩm sẽ kiến bạn thất bại ngay từ bắt đầu.

Lựa chọn kênh bán hàng không phù hợp

Trước khi bắt đầu kinh doanh bạn cần tìm hiểu kỹ thị trường và kênh bán hàng phù hợp.

Ví dụ bạn sẽ không thể bán được sản phẩm số trên Instagram vì sở thích hành vi của họ không phù hợp.

Xây dựng hệ thống vận hành cồng kềnh

Nếu bạn không xây dựng một thống vận hành tốt thì các chi phí ẩn, chi phí cố định cho việc vận hành sẽ cao.Bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ bán hàng online để xây dựng hệ thống tốt nhất.

Thiếu kiến thức về môi trường kinh doanh online

Kiến thức về Marketing online thay mới mỗi ngày, nếu bạn không cập nhật sớm thì bạn sẽ rất dễ bị đối thủ bỏ lại phía sau.

Đội ngũ nhân sự không phù hợp

Nhân sự chiếm vai trò rất quan trọng trong sự vận hành doanh nghiệp, công ty. Đặc biệt là nhân sự trong ngành marketing online rất khan hiếm và khó tìm được người giỏi.

Chiến lược marketing bán hàng không hiệu quả

Xây dựng quy trình bán hàng online hiệu quả

Các quy trình để kinh doanh online hiệu quả mà bạn cần phải làm đó là:

Xây dựng các kênh marketing phù hợp Xây dựng kịch bản bán hàng cho từng kênh Xây dựng kênh hứng khách hàng (leads) Xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng tự động Liên kết hệ thống quản lý tập trung CRM/ERP

Hello I am Phong.

I am a blogger and Digital Marketer