Gamification là gì? Những hình thức Gamification Marketing phổ biến 2022

Gamification là gì? Những hình thức Gamification Marketing phổ biến 2022

Gamification là gì? Hiện nay, sự kết hợp giữa Game và Marketing đang ngày càng thịnh hành vì sức hấp dẫn mà chúng mang lại vô cùng lớn. Tâm lý của nhiều người thường có xu hướng là bị lôi cuốn bởi những trải nghiệm thực tế. Và tất nhiên, khi khách hàng không chỉ xem nội dung Marketing mà còn được trải nghiệm sẽ mang lại hiệu quả Marketing vô cùng lớn. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về Gamification trong bài viết này nhé!

Gamification là gì?

Gamification được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “ Trò chơi hóa”. Hiểu một cách đơn giản, đây là cách chơi áp dụng các ứng dụng kỹ thuật, cách chơi hay vào trong Marketing. Cách thức ứng dụng này gợi hứng thú cho người dùng, tạo cho họ cảm giác muốn chiến thắng trong trò chơi và bắt đầu có những nhận thức mới. Kỹ thuật mới này thường được áp dụng để khuyến khích các hành động thông qua phản hồi tích cực bằng cách sử dụng sự cạnh tranh, điểm, thành tích, luật chơi. Ngoài ra, hình thức này cũng được áp dụng vào giáo dục.

Gamification là gì? Những hình thức Gamification Marketing phổ biến 2022Gamification được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “ Trò chơi hóa”

Một số ví dụ tham khảo của hình thức chơi này có thể tham khảo là: xếp hạng, đếm ngược, bảng thăng tiến.  

Mục tiêu chương trình Gamification hướng đến

Kết nối người dùng với các sản phẩm của công ty, doanh nghiệp
Thu hút người dùng bỏ nhiều thời gian cho các ứng dụng phần mềm
Sử dụng tâm lý học để kích thích sự tò mò của khách hàng vào các hoạt động Marketing thực tế
Xây dựng thị trường mới để tăng tính cạnh tranh và sự hấp dẫn với người tiêu dùng

3 yếu tố động lực của Gamification 

Mục đích: Khác với các trò chơi thông thường, Gamification rất quan tâm cảm xúc của người chơi. Theo Burke: “Gamification thu hút người chơi ở mức độ cảm xúc để giúp đạt được mục tiêu có ý nghĩa đối với họ.” 
Quyền tự chủ: Người chơi được có quyền quyết định là có nên tiếp tục chơi hay dừng lại. Đây cũng là điểm cộng của trò chơi vì chứng làm cho người khách hàng cảm thoải mái khi được quyền chủ động.
Khả năng làm chủ: Trò chơi này thiên về cảm xúc là chủ yếu. Khi người chơi đã hiểu và làm chủ trò chơi, điều này tạo cho họ động lực để tiếp tục và cố gắng nhiều hơn. Lúc này, phần thưởng không còn quan trọng với họ nữa vì chính cảm xúc đã chi phối tất cả. 

Để có thể hiểu hết về Gamification và mang lại hiệu quả cao, hãy áp dụng chúng vào thực tế trong kinh doanh, marketing, giáo dục.

Những nguyên tắc tâm lý ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng

Tâm lý là một trong những thứ dễ biến đổi nhất của con người. Và tất nhiên, hành vi của con người rất dễ bị chi phối bởi yếu tố tâm lý. 

1. Cảm xúc tích cực

Cảm xúc tích cực có tác động rất lớn đối với tâm lý của con người. Khi ai đó đạt được thành tích dù lớn hay nhỏ sẽ tạo động lực và niềm vui, thôi thúc họ đạt được nhiều thành tích hơn. Trong Gamification Marketing, khi người chơi nhận được phần thưởng, thương hiệu của bạn sẽ nhận được nhiều đánh giá tích cực. 

2. Tính gắn kết

Người ta thường nói rằng “ Một cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao”. Sự gắn kết chính là điều quan trọng trong cuộc sống, là điều khiến chúng ta học hỏi, phát triển và nuôi dưỡng niềm hạnh phúc.

gamification-la-gi?Tinh thần đoàn kết là vô cùng quan trọng

Ai cũng đều cần một thứ gì đó trong cuộc sống của mình mà hoàn toàn đưa chúng ta hưởng thụ và trải nghiệm những khoảnh khắc của hiện tại, tạo ra một “dòng chảy” hạnh phúc khi đắm chìm trong đó. Nếu bạn tạo ra được một trải nghiệm phong phú trong chiến dịch marketing của mình thông qua phần thưởng mà mình mong muốn, trải nghiệm người dùng thú vị hay môi trường cạnh tranh thì loại “luồng” tương tác này rất quan trọng để nâng cao trí tuệ, kỹ năng và khả năng cảm xúc của con người. 

3. Thành tích

Con người thường cảm thấy tự hào, thỏa mãn và hài lòng khi đạt được những mục tiêu đã đề ra. Nghiên cứu cho thấy, lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng gấp đôi khi bị tổn thương tâm lý. Điều này có thể thấy được rằng người dùng có thể tránh thua lỗ hơn là thu được tương đương mức lợi nhuận.  

4. Các mối quan hệ

Các mối quan hệ với xã hội là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc sống. Sự kết nối giữa con người với nhau mang lại sự phát triển mạnh mẽ giữa các mối quan hệ. Vì vậy, một khi chiến dịch Gamification khai thác vấn đề này thông qua các yếu tố như bảng xếp hạng hoặc những chia sẻ. Điều này tạo điều kiện cho phép người chơi so sánh thành tích và tham gia vào cạnh tranh công bằng. Từ đó người chơi sẽ có những suy nghĩ về sự hoàn thành trong lĩnh vực kết nối.

5. Ý nghĩa

Lý tưởng và mục đích sống là cái mà con người luôn hướng đến ngoài việc chạy theo của cải vật chất. Khi nói đến game hóa, để tạo ra cảm giác tự hào và phấn khích cho người chơi, việc thêm một câu chuyện để giới thiệu vào game, chẳng hạn như đưa ra lý do đằng sau một trò chơi cùng với phần thưởng mà khách hàng mong muốn là điều vô cùng cần thiết.

Sau cùng, để nhận được sự quan tâm và và tin tưởng của khách hàng, game hóa phải đưa ra được một nhiệm vụ với một lý do rõ ràng, cùng với một mục tiêu cụ thể để hướng tới.

Gamification có những hình thức phổ biến nào hiện nay? 

Hình thức Spin to win

Spin to win hay còn gọi là vòng quay may mắn. Đây là trò chơi với hình thức tương tự như Chiếc nón kỳ diệu. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt đó là người chơi sẽ nhận quà trực tiếp trong quá trình chơi. 

gamification-la-gi?Spin to win

Người tạo vòng quay có thể điều chỉnh số được cách chơi, phần thưởng, màu sắc vòng quay. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng quà mà khách hàng sẽ được nhận là thật. Nếu họ có cảm giác bị lừa, tên thương hiệu của bạn sẽ bị để lại ấn tượng xấu. 

Hình thức Quiz Game

Quiz Game là hình thức phổ biến nhất trong các hình thức của Gamification với bộ câu hỏi để khảo sát các sản phẩm, dịch vụ mà công ty muốn quảng cáo. Các câu hỏi này để trả lời được đòi hỏi bạn phải tìm hiểu trước thông tin của các doanh nghiệp.  

gamification-la-gi?Quiz Game

Trang web của BuzzFeed đã có một mục riêng cho Quiz Content với tần suất xuất hiện vô cùng dày đặc. Cách 1 tiếng sẽ xuất bản 1 Quiz với chủ đề vô cùng đa dạng. Không chỉ được sử dụng vô cùng phổ biến ở Mỹ, Quiz được sử dụng vô cùng phổ biến trên toàn thế giới. 

Hình thức Tạo sân chơi riêng

Một ví dụ điển hình về sân chơi riêng đó là Lotus, mạng xã hội dành riêng cho người Việt. Điểm đặc biệt là người chơi có thể đổi quà từ các thương hiệu nổi tiếng như Biti’s, Samsung, The Coffee house. 

Qua bài viết trên thì chắc chắn bạn đã biết được Gamification là gì? Gamification là một trong những công cụ hữu ích giúp cho các doanh nghiệp, giúp người kinh doanh tăng tương tác với doanh nghiệp. Chỉ cần bạn khéo léo lồng ghép các sản phẩm của mình vào Gamification thì chắc chắn chiến dịch Marketing của bạn sẽ thành công. 

Xem thêm:

DIGITAL MARKETING DOANH NGHIỆP – 6 YẾU TỐ CHÍNH ĐỂ CẢI THIỆN

Nghiên cứu marketing và các phương pháp Marketing Research 

Tổng hợp: Thùy Dung