Data mapping là gì? Làm thế nào để sử dụng Data mapping đạt hiệu quả cao? Ưu nhược điểm của Data Mapping là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn vấn đề này bạn nhé! 

Nếu bạn không muốn lãng phí thời gian để đoán mò khách hàng tiềm năng muốn và cần gì ở mình thì Data Mapping là một chiến thực hay ho bạn không nên bỏ qua. Được sự hỗ trợ mạnh mẽ về công nghệ, bạn có thể tiếp thị theo hướng dữ liệu (data-driven marketing) để đưa ra các quyết định sáng suốt dựa trên dữ liệu đảm bảo nỗ lực marketing đạt hiệu quả. 

Data Mapping là gì?

Data Mapping là lập sơ đồ dữ liệu, lập bản đồ dữ liệu hay hoạt động ánh xạ dữ liệu. Đây là một phần quan trọng của việc quản trị và tích hợp dữ liệu. 

Hoạt động này đảm bảo rằng bạn đang cân nhắc và xem xét tất cả các dữ liệu của mình trong tổ chức và tiến hành thực hiện một cách chính xác. Data Mapping là gì mà thần thánh đến như vậy chắc bạn cũng đã hình dung ra rõ. Bởi công ục này cho phép bạn tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Vậy thực chất Data Mapping là gì?

Đây là quá trình đối chiếu so sánh các trường hoặc các phần tử dữ liệu từ một hoặc nhiều nguồn tới các trường dữ liệu liên quan trong một điểm đến khác. Đó là cách bạn thiết lập mối quan hệ giữa các mô hình dữ liệu trong hệ thống hay nguồn khác nhau. 

Phần mềm và công cụ hỗ trợ lập sơ đồ dữ liệu tự động khớp các trường dữ liệu từ nguồn dữ liệu này sang nguồn dữ liệu khác. Các kỹ thuật Data Mapping cho phép bạn chắt lọc, tổ chức, phân tích và hiểu một lượng dữ liệu lớn đang tồn tại ở nhiều vị trí khác nhau. Từ đó bạn có thể đưa ra các kết luận và thông tin một cách chi tiết và chính xác nhất. 

Ưu điểm của Data Mapping là gì?

Data Mapping hỗ trợ con người việc lập sơ đồ dữ liệu nhanh chóng. Những ưu điểm nhất định phải kể đến của công cụ này đó là: 

Chuyển đổi, tích hợp và di chuyển dữ liệu cũng như tạo kho dữ liệu (data warehouses) dễ dàng. 
Thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa các dữ liệu trên nhiều nguồn cùng một lúc. 
Đảm bảo dữ liệu của bạn chính xác, có chất lượng cao. 
Xác định các xu hướng theo thời gian thực và chia sẻ báo cáo dữ liệu với các thành viên. 
Đảm bảo việc khai thác tối đa dữ liệu và áp dụng các insight một cách thích hợp. 
Đơn giản hóa quá trình lập sơ đồ dữ liệu mà không cần mã (Free – code). 

Mô hình mẫu data mapping

Amazon có thể sử dụng Data Mapping để nhắm mục tiêu chính xác đến khách hàng tiềm năng. Họ làm điều này để bằng cách lấy thông tin chi tiết từ đánh giá, thói quen duyệt web, lịch sử mua hàng và thời gian trên trang của khách. Sau đó họ có thể kéo và kết nối các dữ liệu đó với dữ liệu từ các nguồn khác như thông tin về nhân khẩu học. 

Bằng cách kết hợp các loại dữ liệu này, Amazon có những thông tin cần thiết để nhắm mục tiêu đến các sản phẩm. Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của bạn theo một số cách cụ thể như cấp độ kinh nghiệm, vị trí địa lý, sở thích, quốc tịch, học vấn, tuổi và hơn thế nữa,… 

Hãy xem một số ví dụ về Data Mapping dưới đây để hiểu hơn về Data Mapping là gì. Giả sử bạn đang làm việc cho mạng lưới truyền hình TV Network, bạn đang tìm cách tổ chức các shows truyền hình trên mạng lưới, các diễn viên xuất hiện trên mạng lưới và các diễn viên trong 1 shows thuộc mạng lưới. 

Việc chia sẻ dữ liệu giữa 3 nguồn tương tự như sau: 

Các kỹ thuật Data Mapping là gì?

Khi bạn đã biết về Data Mapping là gì, tiếp theo bạn cần hiểu về 3 kỹ thuật chính được sử dụng nhiều nhất. Đó là lập sơ đồ thủ công, lập sơ đồ bán tự động, lập sơ đồ tự động. 

Manual Data Mapping – Lập sơ đồ dữ liệu thủ công

Việc lập sơ đồ dữ liệu theo kiểu thủ công yêu cầu những người lập trình và người lập bản đồ dữ liệu chuyên nghiệp. Các chuyên gia công nghệ sẽ viết mã và lập hồ sơ các nguồn dữ liệu của bạn để tiến hành lập sơ đồ. 

Quá trình thực hiện sẽ khó khăn và cần sự trợ giúp của các chuyên gia. Nhưng Manual Data Mapping cho phép bạn hoàn toàn kiểm soát và tùy chỉnh sơ đồ dữ liệu của mình. 

Semi-automated Data Mapping – Lập sơ đồ dữ liệu bán tự động

Lập sơ đồ bán tự động yêu cầu một vài kiến thức về mã hóa Coding nhất định. Có nghĩa là khi này đội nhóm của bạn sẽ kết hợp cả kiểu lập sơ đồ thủ công và lập sơ đồ tự động. 

Các phần mềm lập sơ đồ dữ liệu tạo ra một sự kết nối giữa các nguồn dữ liệu. Khi đó một chuyên gia công nghệ thông tin sẽ xem xét các kết nối đó và thực hiện điều chỉnh thủ công khi cần thiết. 

Automated Data Mapping – Lập sơ đồ dữ liệu tự động

Lập sơ đồ dữ liệu tự động cho phép bạn xử lý tất cả các khía cạnh của quá trình lập sơ đồ dữ liệu của bạn. Các kiểu phần mềm này thường cho phép bạn lập sơ đồ theo kiểu kéo và thả (drag-and-drop). Tất cả những gì bạn cần làm đó là mua công cụ, học và sử dụng nó. 

Hy vọng qua bài viết trên, bạn hiểu được Data Mapping là gì và những kỹ thuật lập sơ đồ dữ liệu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới để ATP Software giải đáp bạn nhé! 

Tổng hợp: Thúy Quyên

(nguồn: marketingtrips.com; talend.com)

Đọc thêm

GMV là gì? Tìm hiểu thông tin về thuật ngữ GMV trong marketing

Chỉ số ROI là gì? Những ưu điểm và hạn chế của ROI trong kinh doanh