Công thức chung để Google, Netflix, Grab… biến mình thành công ty tỷ đô?

Lược trích từ review của bạn Quốc Bảo, anh Huỳnh Hữu Tài và bạn Thao Chi Nguyen Tran. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về sự phát triển thần tốc qua câu chuyện của Google

Mình thấy phương pháp này rất gần với quan điểm mà Shark Dũng hay nhắc đến, nhớ có lần Shark Dũng nói đại ý với Shark Liên là, chị không hiểu được đâu, đây là có lẽ là câu chuyện mà các công ty truyền thống không hiểu được đâu, mọi người nghĩ sao về chủ đề này?

Mọi người từng nghe đến khái niệm Blitzscaling này chưa? Nghĩ sao về phương pháp này? Về câu chuyện khởi nghiệp công nghệ kiểu thay vì đầu tư 1 ăn 10 thì chấp nhận lỗ 10 để ăn 100?
——
Reid Hoffman, tác giả cuốn sách Blitzscaling tên tiếng Việt là Tăng trưởng thần tốc, ông đồng thời là co-founder của LinkedIn đã phân tích tất cả những câu chuyện thành công này dựa trên 4 yếu tố trăng tưởng: Quy mô thị trường, Phân phối, Tỉ suất lợi nhuận gộp cao, Hiệu ứng mạng, cùng với 2 điểm giới hạn tăng trưởng: Sản phẩm/thị trường phù hợp, Khả năng mở rộng hoạt động

1. QUY MÔ THỊ TRƯỜNG

Quy mô thị trường của Google lúc đầu đã bị đánh giá thấp một cách đáng kể. Khi Google xuất hiện, nhiều người cho rằng đó chỉ là “một công cụ tìm kiếm khác” trong thị trường đã có nhiều công ty thống trị như Yahoo! và Lycos.

Ngay cả khi Google có thể nắm giữ được một phần lớn của thị trường tìm kiếm, thì nó vẫn bị xem là một công ty ngách khi so sánh với Yahoo!, một cổng thông tin với sản phẩm chính là Yahoo! Mail và Yahoo! Finace.

Các nhà quan sát đã thất bại khi không thể nhìn thấy được hai điều.

Thứ nhất, sự đổi mới sáng tạo trong mô hình kinh doanh của Google – hệ thống quảng cáo tự phục vụ dựa trên mức độ liên quan, tối đa hóa doanh thu của AdWords – đã giúp Google tạo ra doanh thu trên việc kinh doanh tìm kiếm nhiều hơn so với các công ty đã có mặt từ trước.

Công thức chung để Google, Netflix, Grab... biến mình thành công ty tỷ đô?

Thứ hai, xét về tổng thể thì tầm quan trọng của tìm kiếm chính là phải phát triển với một tốc độ nhanh hơn Internet. Khi Internet phát triển và số lượng nội dung tăng lên theo tốc độ siêu tuyến tính, độ khó trong việc tìm kiếm và lọc thông tin từ đó cũng tăng theo, khiến cho tìm kiếm trở nên quan trọng hơn.

Kết hợp với hiệu ứng của sự tăng trưởng nhanh chóng của chính Internet, và kết quả thu về chính là một thị trường cực kỳ to lớn.

Từ đó, Google đã khôn ngoan mở rộng thị trường bằng cách tận dụng sức mạnh từ mô hình kinh doanh của họ để làm và tạo ra doanh thu từ các thương vụ mua lại như Android, Google Maps, và Youtube.

2. PHÂN PHỐI

Phần lớn thành công của Google đến từ công nghệ của họ, và điều này thật ấn tượng. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là việc Google sử dụng khéo léo yếu tố tăng trưởng về mặt phân phối thường bị bỏ qua.

Để đi từ “một công cụ tìm kiếm khác” đến “công cụ tìm kiếm cuối cùng” (do người bạn cũ của tôi Peter Thiel đặt ra trong bài diễn thuyết “Cạnh tranh chỉ dành cho kẻ chiến bại” tại Stanford năm 2014), Google đã tận dụng một loạt các kiểu mẫu và mạng lưới hiện có.

Ví dụ, thỏa thuận táo bạo của Google để tăng cường công cụ tìm kiếm AOL giúp cho việc kinh doanh tìm kiếm của công ty tăng theo cấp số mũ. Sau đó, những vụ đánh cược về phân phối như quan hệ hợp tác với Firefox, sáp nhập với Android, và tạo ra trình duyệt Chrome, tất cả hành động đều được đền đáp xứng đáng và giúp Google duy trì vị trí thống trị về phân phối.

Công thức chung để Google, Netflix, Grab... biến mình thành công ty tỷ đô?

Google cũng tìm ra cách để thúc đẩy các đối tác nhỏ, với chương trình AdSense dành cho nhà xuất bản nội dung trên web cung cấp thêm lưu lượng truy cập thô vào máy AdWords.

Google là một công ty có lợi nhuận cao, với tỉ suất lợi nhuận năm 2016 đạt mức 61%. Nhưng việc có được lợi nhuận này không phải do tình cờ hay may mắn; công chính thuộc về mô hình kinh doanh AdWords của Google.

Như chúng ta đã thảo luận ở phần về các kiểu mẫu mô hình kinh doanh, mô hình truyền thông hỗ trợ quảng cáo không còn hiệu quả trên môi trường Internet. Nhưng khi Google lần đầu xuất hiện, đây là mô hình kinh doanh nổi trội được nhiều công ty theo đuổi như Yahoo! và Lycos.

Google đã tiếp nhận mô hình tự đấu giá quảng của cáo Overture, thêm vào đó cải tiến về chọn lọc quảng cáo dựa trên việc xem xét mối tương quan và chất lượng cũng như giá đấu thầu, và theo đuổi mô hình kinh doanh nắm bắt ý định mua hàng hơn là chỉ thu hút sự chú ý. Mục đích mua hàng này được chứng minh là có giá trị hơn nhiều trên mỗi đơn vị tính trên lưu lượng truy cập, cho phép Google kiếm được lợi nhuận cao.

Google đang sử dụng năng lực tài chính của họ về tỉ suất lợi nhuận gộp để đặt các ván cược lớn mà những công ty khác có thể e ngại, như đầu tư vào Android và Chrome, hai sản phẩm đang phát triển mạnh nhằm đối đầu với những đối thủ lớn (iOS của Apple trong lĩnh vực phần mềm di động và Microsoft với Firefox trong lĩnh vực trình duyệt web). Google cũng sử dụng lợi nhuận để đầu tư vào các thử nghiệm triệt để như X (trước đây là Google X) và Waymo (xe tự lái).

3. HIỆU ỨNG MẠNG

4. KHẢ NĂNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG
——-
Còn có nhiều ví dụ rõ rệt khác minh chứng cho sức mạnh của Tăng trưởng thần tốc, một KỸ THUẬT – PHƯƠNG PHÁP – CÔNG THỨC CƠ BẢN NHẤT để phát triển công ty với tốc độ vũ bão, chú trọng vào tốc độ, thay vì hiệu quả, và dĩ nhiên, bạn sẽ nhận ra họ rất quen: LinkedIn, Google, Facebook, Uber, Netflix…

Tất cả những công ty này đều áp dụng kỹ thuật Tăng trưởng thần tốc để đạt được vị thế chiếm lĩnh trong ngành của họ.

Công thức chung để Google, Netflix, Grab... biến mình thành công ty tỷ đô?

Nếu nói Tăng trưởng thần tốc là một kỹ thuật đầy quyền năng, mang lại sự thành công vượt trội cho công ty, thì có thể đặt ra những câu hỏi thế này:

Tại sao chúng ta không chứng kiến sự trỗi dậy của các đế chế như Amazon, Facebook, Google sớm hơn?

Môi trường kinh doanh, xu hướng phát triển của công nghệ, hành vi khách hàng, cơ sở hạ tầng, những yếu tố này đã chuyển đổi như thế nào để tạo điều kiện cho Tăng trưởng thần tốc?

Có thể áp dụng Tăng trưởng thần tốc cho các công ty kinh doanh ở lĩnh vực nào, vào thời điểm nào?

Câu hỏi quan trọng nhất, Tăng trưởng thần tốc bao gồm các nguyên tắc nào? Ứng dụng vào thực tế ra sao? Và đo lường hiệu quả của Tăng trưởng thần tốc bằng các thước đo nào?

Cuối cùng, đừng quên một câu hỏi nho nhỏ mà không kém phần thú vị: Khi nào thì công ty nên ngừng áp dụng Tăng trưởng thần tốc?

Mình đã kịp đọc cuốn “Blitzscaling” có tên tiếng Việt là “Tăng trưởng thần tốc – Con đường nhanh nhất để dựng nên những doanh nghiệp khổng lồ”. Nên thấy ràng mọi người sẽ nhận được kha khá câu trả lời cho toàn bộ câu hỏi ở trên trong cuốn đó

Một cuốn sách về kinh doanh, quản trị nhưng có lối viết vô cùng dễ hiểu, và rất cuốn hút. Đặc biệt, nếu bạn đang khởi nghiệp hoặc có ý định khởi nghiệp, hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến công nghệ, kỹ thuật số thì đây là cuốn sách rất đáng đọc.