Chúng ta và những nỗi sợ của mình

Chúng ta và những nỗi sợ của mình
"Bạn hãy chia sẻ về MỘT thất bại lớn nhất mà bạn đã gặp phải và bạn đã học được những gì từ thất bại đó?"
"Em nghĩ rằng thất bại lớn nhất đối với em từ trước đến nay đó là khoảng thời gian em sợ những thất bại. Đó là khoảng thời gian này năm ngoái khi em gặp nhiều khó khăn thách thức trong công việc. Em sợ mình sẽ thất bại, em sợ mình không được công nhận và tin tưởng, em sợ những thứ em làm không có ý nghĩa giá trị gì, em sợ em yếu đuối…"
Đó là câu trả lời của mình trong buổi phỏng vấn chiều nay một chương trình gần đây mình apply tham gia. Trả lời giám khảo xong mình đã tự cười với câu trả lời nghe hơi buồn cười của mình ấy )
Thật dễ dàng để trả lời câu hỏi “Bạn thích gì? Bạn muốn trở thành gì?” nhưng thật khó để thành thực nói ra “tôi sợ” một điều gì đó nhỉ. Thế nhưng chỉ khi thành thật với bản thân, chỉ ra nỗi sợ đó và dũng cảm đối mặt với nó, chúng ta mới vượt qua được những tiêu cực mà nó mang lại.
Người ta hay bảo những năm 20, 30 là những năm đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người. Đó là những năm tháng chúng ta khám phá bản thân mình và khám phá thế giới xung quanh, vô cùng hấp dẫn và đáng mong đợi. Vậy thì tại sao nhiều người trong chúng mình và cả trên phim ảnh nữa, chúng ta thấy những năm tháng đầu đời này nó chật vật khó khăn đến vậy?
Mình nghĩ đó là vì những nỗi sợ trong chúng mình.
Bước ra khỏi trường học, chúng ta hằng muốn cất cánh, muốn bứt phá bản thân, giành được những điều to lớn. Thế nhưng cuộc sống luôn tràn ngập những thách thức và khi mọi thứ không xảy ra như ý chúng ta SỢ.
Sợ thất bại, sợ không được công nhận, sợ thua kém, sợ yếu đuối, sợ cô đơn… Mình đã có một khoảng thời gian dài chật vật với những nỗi sợ đó cả trong công việc và các mối quan hệ. Mình trở nên nghiêm túc và cứng nhắc, không dám thể hiện bản thân mình. Mình cứ gồng gắng bản thân phải cứng rắn, mạnh mẽ tỏ ra này nọ. Mình nhớ hồi ấy mình cười những nụ cười gượng, mình cất những tiếng thở dài. Nghe khá là tệ nhưng mình đã sống chẳng là chính mình, chẳng thực sự vui vẻ hạnh phúc gì những ngày đó. Hôm vừa rồi gặp anh đồng nghiệp cũ anh bảo mình ngày xưa trông già xấu hơn bao nhiêu )
Vậy thì làm sao để vượt qua những nỗi sợ hãi lo lắng dai dẳng trong lòng?
1. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?
Tự hỏi bản thân điều gì tồi tệ nhất có thể xảy ra là bước đầu tiên để thoát khỏi ám ảnh của những nỗi sợ. Hồi trước apply đi Nhật sau khi qua mấy vòng phỏng vấn, đột nhiên một hôm bên Nhật có người gọi sang cho mình mà kết nối kém quá mình hổng nghe được gì. Hồi đó mình đã xin nghỉ ở công ty đang làm, nếu mà không được thì sao nhỉ? Trường hợp tệ nhất là mình sẽ tạch và phải kiếm kiếm việc mới. Nghĩ cũng chẳng phải bệnh tật hiểm nghèo hay nợ nần to tát gì nên sau mấy ngày là thấy ok liền à
2. Nhìn sự việc một cách khách quan
Để củng cố tinh thần cho bản thân thoát khỏi những sợ hãi lo lắng, mình đã khách quan phân tích rằng nếu mình đi Nhật mình sẽ được gì mất gì, nếu giờ ở nhà mình sẽ có thể làm gì mà chuyến đi đó không mang lại? Mỗi lựa chọn sẽ dẫn đến các biến cố khác nhau và cái gì cũng có 2 mặt cả. Nếu như thành thật nhìn nhận chúng mình sẽ thấy chẳng có gì là tuyệt đối tốt hay xấu cả
3. Tìm ra các cách giải quyết vấn đề
Trước đây mình rất sợ trao đổi ý kiến với sếp vì nghĩ mình non, mình ngô nghê rồi bị mắng. Thế nhưng sau này mình nhận ra nối sợ đó chỉ khiến mình như con gà mắc tóc. Thay vì sợ hãi rụt rè, mình tìm các cách giải quyết tốt nhất theo mình nghĩ rồi trình bày phân tích với sếp. Dù sao mình cũng cố nghĩ cố làm rồi, mình sẽ trình bày kết quả và nghe comment thôi. Kinh nghiệm ngày càng bị ít mắng hơn cho mình thấy rằng các sếp sẽ chỉ mắng vì hỏi nhiều linh tinh thôi chứ ít mắng vì những phương án ngô nghê lắm. Mà mỗi lần nghe comment là lại biết thêm chút xíu, làm tốt hơn chút xíu, thế là tuyệt quá rùi
Còn câu chuyện đi Nhật ở trên thì hồi đó mình liên hệ với văn phòng Ban tổ chức chương trình ở Việt Nam trình bày vấn đề mong được cíu. Mình nghĩ đó là tất cả những gì mình có thể làm được, nếu mà hổng được nữa thì thôi. Mình ở nhà kiếm việc, thi tiếng Anh rùi apply cái khác ?)
4. Đặt lệnh “dừng lỗ” cho nỗi lo lắng sợ hãi
Lo lắng sợ hãi cũng được, nhưng vừa đủ thoai Mình có một người bạn luôn có một nối sợ ám ảnh rằng tình yêu của bạn ấy sẽ chẳng đi đến đâu do từ bé trong gia đình bố mẹ bạn ấy đã không hạnh phúc. Bạn không có niềm tin rằng mình sẽ hạnh phúc nên thường không thoải mái thành thật trong các mối quan hệ cuối cùng chia tay trong đau khổ và mệt mỏi cho cả hai. Khi bạn ấy chia sẻ với mình mình đã hỏi “cậu có thấy mấy cái lo lắng sợ hãi trong cậu có làm cậu lỗ quá không?” Lo lắng sợ hãi là những cảm xúc bản năng sinh ra ai cũng có nhằm cho chúng ta biết mình không thích điều gì. Tuy nhiên nếu để nó chi phối dẫn tới những kết quả tiêu cực triền miên thì chúng ta đã “lỗ” thay vì “lãi” với món quà được trao này rồi. Đặc biệt trong chuyện tình yêu, chia sẻ và thấu hiểu để trưởng thành chính là chìa khóa để duy trì một mối quan hệ. Nếu như không thành thật với chính mình và người đó về những lo lắng sợ hãi trong lòng, sớm muộn chúng ta cũng sẽ chia xa thôi. Vì vậy, thay vì để nỗi lo lắng sợ hãi đó dằn vặt mình, hãy lôi nó ra, nói nó ra và rồi dừng lại để cắt lỗ nha ?
Cảm ơn cậu đã đọc
P/s Ảnh cut trong bộ phim Tune in for love mình coi hôm qua thấy rất hợp với bài post này. Phim về tuổi trẻ và tình yêu như La La Land với Us and Them mà hay nhẹ nhàng, ít drama mấu chó hơn nè