Kinh nghiệm này là những kinh nghiệm đúc kết từ quá trình thực chiến bán hàng các sản phẩm trong hệ sinh thái ATP Holding. Bạn đọc lưu ý đọc chậm và note lại những key quan trọng từ bài chia sẻ này nhé.
Mục lục
LÀM SAO ĐỂ TĂNG TỈ LỆ CHỐT ĐƠN TỪ CHẠY QUẢNG CÁO FACEBOOK
Hiện nay chi phí để chạy quảng cáo tiếp cận khách hàng rất cao nhưng tỉ lệ chốt đơn lại thấp do chưa biết cách tối ưu tệp khách hàng tiềm năng.
Theo kinh nghiệm của mình bấy lâu nay thì khi chạy quảng cáo tiếp cận khách hàng qua Fanpage sẽ có khách hàng mua hàng liền và có những khách hàng không mua (có thể lúc đó họ chưa có nhu cầu, hoặc là chưa có niềm tin tưởng để mua) những tệp khách hàng thế này bên mình luôn cố gắng kết nối thêm qua các kênh Facebook Profile, Zalo để chăm sóc bằng cách chia sẻ các giá trị để tương tác với khách hàng.
Bạn cho họ giá trị 1 lần, bạn kích cầu họ mua nhưng họ ko mua…. nhưng sau đó họ vẫn nhận giá trị của bạn tiếp… và cuối cùng khi phát sinh nhu cầu thì họ sẽ tìm bạn đầu tiên.
CHIA SẺ KINH NGHIỆM TĂNG TỈ LỆ CHỐT ĐƠN CỦA MÌNH ĐÃ LÀM
Khi chạy ads tiếp cận khách hàng
Sẽ có 2 dạng chạy thông thường bên mình hay làm: Chạy quảng cáo bán hàng trực tiếp và chạy quảng cáo thu phễu khách hàng (Tặng tài liệu quà tặng, để tăng độ nhận diện)
1. Chạy quảng cáo bán hàng trực tiếp
– Khách hàng gửi tin nhắn
– Khách hàng tương tác bài viết (Like, Comment)
a. Đối với khách hàng gửi tin nhắn
– Khách hàng kích vào gửi tin nhắn -> Tạo kịch bản chatbot Chăm sóc -> Gắn tag Khách hàng -> Nhân viên sale chốt đơn
b. Khách hàng tương tác với bài viết
– Khách hàng Comment: Tạo kịch bản Rep Comment tự động -> Ẩn CMT -> Inbox khách hàng -> Tạo chatbot chăm sóc -> Gắn tag khách hàng -> Nhân viên sale chốt đơn
Sẽ có 2 trường hợp xảy ra: Khách hàng mua hàng và khách hàng không mua hàng
– Khách hàng mua hàng: Gắn tag -> Tạo chatbot tự động -> Cuối ngày gửi lời chào cảm ơn + Ưu đãi khi mua hàng đợt sau -> Sau 2-3 ngày gửi tin nhắn tự động hỏi tình hình sử dụng của khách hàng -> Mục đích để khách hàng không quên mình.
Ở đây mình có thể điều hướng khách vào Website bằng chatbot gắn Link các quà tặng -> Kéo về website -> Tăng traffic cho web -> khi khách hàng đọc bài trên website thì đồng thời họ sẽ xem các chuyên mục khách -> Từ đó khách hàng sẽ dễ dàng mua hàng hơn.
– Khách hàng không mua hàng: Gắn tag -> Tạo chatbot tự động cuối ngày gửi lời cảm ơn -> Kèm các quà tặng, phiếu giảm giá khi mua hàng -> Sau 2-3 ngày gửi các tài liệu, các kiến thức cho tệp này (Quà tặng này tạo các nút kéo về Website để khách hàng nhận)
Đồng thời Tệp này sẽ kết nối thêm qua Facebook cá nhân, Zalo để chăm sóc: Vì đơn giản Facebook cá nhân tỉ lệ tương tác tốt hơn, dễ tạo niềm tin hơn và việc xuất hiện nhiều và tiếp cận khách hàng thường xuyên bằng các bài đăng như tài liệu, video sẽ tạo ấn tượng khách hàng hơn và khi họ phát sinh nhu cầu họ sẽ nhớ tới mình. (Cách này mình áp dụng và rất hiệu quả)
c. Khách hàng Like bài viết
– Đối với khách hàng Like bài viết: Mời họ like page, những đối tượng like bài viết thì không inbox được, nên sẽ chăm sóc bằng cách Kết nối tệp khách hàng này qua facebook cá nhân để chăm sóc.
2. Đối với quảng cáo tăng độ nhận diện thương hiệu
Mục đích của việc chạy quảng cáo này làm sao để có lượt tương tác các nhiều càng tốt để thu được lead khách hàng tiềm năng chăm sóc khách hàng sau này
Tạo các kịch bản -> Gắn chatbot -> Gửi tài liệu quà tặng -> Gắn tag- > Sau 2-3 ngày gửi tin nhắn chăm sóc lại -> Mục đích tương tác lại với khách hàng -> Kết nội tệp này qua facebook Profile chăm sóc lại.
Một khi họ đã kết nối với chúng ta, biết chúng ta là ai, nhận diện chúng ta là một người bán hàng uy tín, có thể tin tưởng, trao cho họ nhiều giá trị. Họ sẽ ghi nhớ chúng ta lần 1. Khi đó, càng lúc chúng ta càng phải khiến cho họ THẤY chúng ta nhiều hơn, càng thấy nhiều càng tốt bằng cách:
– Remarketing (tiếp thị lại)
– Xuất hiện ở khắp mọi nơi, mọi kênh
– Tương tác thường xuyên, liên tục với khách hàng
– Gom khách hàng về 1 mối (fanpage, group, website)
Khi họ đã thấy chúng ta thường xuyên, tương tác với chúng ta trong thời gian dài, họ sẽ có xu hướng tin tưởng và “muốn tương tác” với chúng ta. Nếu họ cảm thấy phiền thì họ đã block chúng ta từ sớm rồi, nhưng người đã tương tác với chúng ta 4-5-10 lần ở tất cả các kênh là những người sẽ có xu hướng “muốn nhận thêm giá trị” mà chúng ta trao ra.
Tới bước này, chúng ta sẽ trao cho họ một “sản phẩm mồi” (bước đầu trong phễu) bằng các cách sau:
– Khuyến mãi
– Tặng quà (minigame)
– Dùng thử
– Offline, workshop, training
– Cho tặng (trao giá trị)
– Sản phẩm giá rẻ (sản phẩm mồi)
.
Khách hàng sau khi nhận một giá trị gì đó từ chúng ta, hoặc mua 1 sản phẩm giá rẻ thì họ đã có “hành động mua hàng”. Từ hành động mua hàng đó mình có “lý do” để tiếp cận họ, để chuyển đổi họ thành mộ khách hàng thực thụ (mua sản phẩm chính của chúng ta) và từ đó họ được liệt kê vào “khách hàng mua hàng”. Để kích thích khách hàng mua hàng thì chúng ta phải:
– Đăng bài bán hàng kích cầu
– Tư vấn khách hàng
– Liên hệ lại với những khách đã dùng thử
– Có quy trình tư vấn, quy trình chốt với các khách dùng thử
– Đăng các feedback KH, các Proof (bằng chứng)… tạo khao khát cho khách hàng
– ….
Ở bước này, chúng ta bằng mọi cách phải tác động tới những người trong list KHÁCH HÀNG không được để sót bất cứ khách hàng nào và quan trọng nhất là phải tạo ra “bước chuyển đổi” phù hợp với nhóm khách hàng (phân khúc khách hàng). VD: đối với sp phân khúc thấp thì bước chuyển đổi là giảm giá, khuyến mãi, mua 1 được 4, đồng giá…. Đối với sản phẩm tầm trung có thể là combo, mua hàng tặng quà, thêm giá trị…. Đối với sản phẩm cao cấp thì mua hàng tặng dịch vụ, cam kết gói bảo đảm…..
Trên đây là những kinh nghiệm thực chiến bán hàng các sản phẩm trong hệ sinh thái ATP Holding
ATP Holding
Thanh Tuyền – ATP Software