B2C là gì? Các loại mô hình kinh doanh B2C marketer nên biết

Nội dung bài viết

B2C là gì? Đặc điểmNhững loại mô hình kinh doanh B2C phổ biến hiện nayCase Study về mô hình B2C của thương hiệu Coca Cola

B2C là gì? Đây là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong kinh doanh và Marketing. Bài viết sau ATP Software sẽ cho bạn thấy “bức tranh toàn cảnh” về B2C cũng như các loại mô hình kinh doanh B2C hiện nay. Hãy cùng theo dõi để nắm chi tiết thông tin ngay sau đây. 

B2C là gì? 

B2C trong tiếng anh được gọi là Business To Consumer. Là một thuật ngữ mô tả giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng. Trong đó người tiêu dùng chính là người cuối cùng mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp bán trực tiếp cho người dùng có thể gọi là doanh nghiệp B2C. 

b2c

B2C dần trở nên phổ biến cuối thập niêm 90. Lúc bấy giờ B2C chủ yếu được dùng để chỉ các nhà bán lẻ trực tuyến. Họ bán sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng thông qua internet. 

Đặc điểm

Hiện nay B2C là một mô hình bán hàng phổ biến nhất. Hình thức này được biết đến rộng rãi trên thế giới và cả Việt Nam cũng đang ứng dụng. B2C theo truyền thống được gọi là mua sắm tại sác trung tâm thương mại, ăn uống tại nhà hàng,… 

b2c

Tuy nhiên, sự trỗi dậy của thời đại công nghệ và internet đã khiến cho B2C thay đổi thành một kênh hoàn toàn mới. Đó là với hình thức thương mại điện tử hoặc bán hàng hóa dịch vụ qua inernet. 

Bất kỳ doanh nghiệp nào sử dụng và phụ thuộc doanh số B2C đều phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Điều này đảm bảo rằng họ sẽ quay lại mua hàng của doanh nghiệp. 

Không giống như B2B có các chiến dịch tiếp thị đa dạng. Bởi B2B hướng đến việc chứng minh giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ. B2C ngược lại sẽ đưa ra những hoạt động tiếp thị hướng đến cảm xúc của khách hàng. 

Những loại mô hình kinh doanh B2C phổ biến hiện nay

Thông thường, B2C trực tuyến có 5 loại mô hình phổ biến. Theo đó các doanh nghiệp đã ứng dụng thành công để hướng đến đối tượng khách hàng của mình. 

Người bán hàng trực tiếp

Đây là mô hình phổ biến nhất của B2C. Trong đó mọi người mua hàng hóa từ các nhà bán lẻ trực tuyến, có thể bao gồm các nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp nhỏ. Hay đơn giản là các phiên bản trực tuyến của các cửa hàng bách hóa sản phẩm đến từ các nhà sản xuất khác nhau. 

Trung gian trực tuyến

Đây là những người không thực sự sở hữu các sản phẩm hay dịch vụ. Họ chỉ giữ vai trò kết nối người bán và người mua lại với nhau. Nếu người mua thanh toán, họ sẽ nhận được lợi nhuận từ sự chênh lệch mức giá tương ứng.

b2c

B2C dựa trên quảng cáo

Mô hình B2C dựa trên quảng cáo sử dụng nội dung miễn phí. Cho phép khách hàng sẽ truy cập vào một trang web nhất định. Hiểu một cách đơn giản là khối lượng lớn khách truy cập web được sử dụng đế bán quảng cáo, dịch vụ hay hàng hóa nào đó. 

B2C dựa vào cộng đồng

Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok,…. ngày này là cộng đồng trực tuyến. Dựa trên những sở thích hay mối bận tâm chung nhà tiếp thị và nhà quảng cáo sẽ tiếp cận đến tệp khách hàng đó. Họ sẽ quảng bá sản phẩm của họ trực tiếp đến người tiêu dùng. Những trang web như thế sẽ nhắm đến mục tiêu quảng cáo dựa trên nhân khẩu học và vị trí địa lý người dùng. 

B2C dựa trên phí

Các trang web trực tiếp hướng đến người dùng như Netflix thu phí để họ có thể truy cập vào nội dung. Cụ thể là đóng phí để mua gói dịch vụ thì người dùng mới có thể xem phim trên đó. Trang web cũng có thể cung cấp nội dung miễn phí, có giới hạn hoặc có thể tính phí cho hầu hết nội dung. 

Case Study về mô hình B2C của thương hiệu Coca Cola

Với những mặt hàng được cung cấp theo mô hình kinh doanh B2C bạn sẽ chú trọng hơn đến cảm xúc khách hàng. Điều này không chỉ dừng lại ở việc sản phẩm sẽ giải quyết nhu cầu gì trong cuộc sống của bạn hay tôi. Mà nó còn nằm ở sự thích thú, hài lòng khi sử dụng dịch vụ/sản phẩm. 

b2c

Đây là một khía cạnh quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc thiết lập và triển khai chiến lược marketing thúc đẩy bán hàng. Từ các nền tảng khác nhau của truyền thông, doanh nghiệp có thể tiêu tốn khoản phí vô cùng lớn chỉ cho việc chạm tới cảm xúc khách hàng.

Trong đó nhất định phải kể đến ông lớn Coca Cola. Thương hiệu có thể dốc hầu bao mạnh tay cho các chiến dịch marketing lớn. Những nỗ lực này đã thúc đẩy sự nhận diện thương hiệu của khách hàng. Ngày nay Coca Cola vẫn theo mô hình B2C và thành công trên thị trường nước giải khát toàn thế giới. 

Mong rằng qua bài viết bạn cũng nắm được những vấn đề cơ bản về B2C và đặc điểm quan trọng của mô hình này. Hãy để lại bình luận bên dưới những thắc mắc của bạn để ATP Software hỗ trợ nhé!