Bạn đã cài đặt xong các chiến dịch Google Ads? Cảm thấy mọi thứ thiệt hoàn hảo, cuộc sống đôi phần tốt hơn? Yeah, chúc mừng. Tuy nhiên, tôi cá là kiểu gì bạn cũng sẽ dính 1 trong số những lỗi mà tôi sắp đề cập.

Trước tiên hãy nói đôi chút về bối cảnh!

Google Ads (tên trước đây là Google Adwords) có thể là một cỗ máy tạo lead và đơn hàng cực kì hiệu quả. Vô số các tính năng, tùy chỉnh hay tùy chọn khoanh vùng mục tiêu mà nó cung cấp là lý do cho sự thành công đó.

Nhưng mà, những gì đưa tới thành công đó lại chính là những thứ có thể làm hạn chế ROI (Return on invesment – lợi nhuận từ khoản đầu tư) của bạn.

Nói thế nghĩa là các tùy chọn mặc định mà Google đưa ra khi cài đặt chiến dịch có thể trở thành sai lầm phải trả giá đắt và dĩ nhiên, đó là những lỗi bạn nhất định phải tránh. Ở đây có một mâu thuẫn lợi ích dễ thấy là bạn muốn tạo ra đơn hàng, còn Google thì muốn có nhiều click.

Bằng cách nhận ra và tránh được những lỗi này, bạn sẽ đến gần hơn với mục tiêu cuối cùng của mình – mang về traffic có chất lượng và kiếm lại nhiều hơn những gì đã bỏ ra
Giờ ta hãy cùng điểm qua những lỗi mà hầu hết các chiến dịch mới thường mắc phải và thảo luận làm sao để không rơi vào tình huống tương tự.

9 Lỗi thường mắc phải khi cài đặt chiến dịch Google Ads

1. Mặc định chạy cả mạng tìm kiếm lẫn hiển thị

Khi tạo chiến dịch mạng tìm kiếm, bạn sẽ có phương án cần lựa chọn là chọn mạng tìm kiếm, mạng hiển thị hay cả 2
Với chiến dịch tìm kiếm thì mục tiêu là tạo lead (hoặc chí ít là tạo được brand awareness – nhận thức thương hiệu), với mục tiêu đó thì chỉ cần chọn mạng tìm kiếm là được, vì tỷ lệ chuyển đối ở mạng hiển thị cực kì thấp so với mạng tìm kiếm, không những thế còn làm tăng chi phí trên một khách hàng kiếm được (CPA – cost per acquisiton) mà chẳng mang lại lợi lộc gì cho cam.

Khi target từ khóa nào đó trên mạng tìm kiếm, nó chỉ hiện trên Google và các đối tác tìm kiếm mà thôi. Nếu chọn mạng hiển thị, thì Google sẽ đặt quảng cáo của mình lên các trang web phù hợp, nhưng nó chỉ hiện cho những ai đang muốn tìm mình.

Nên kết luận là mạng hiển thị đúng kiểu phí tiền, lại không có được traffic phù hợp để mang về chuyển đổi.

Phương án: Bỏ chọn tùy chọn mặc định (chọn cả 2 mạng) khi cài đặt chiến dịch nhé.

2. Từ khóa phủ định

Trên Google Ads, bắt buộc bạn phải liên tục mở rộng danh sách từ khóa phủ định dụa theo các báo cáo từ khóa mỗi tuần, ít nhất là vậy.

Nên bắt đầu một danh sách từ khóa phủ định chuẩn tìm được bằng các công cụ online như Google keyword planner, hoặc dùng Ubersuggest, Google Suggestion (tên gọi cũ là Autosuggest) hay xịn hơn thì có SEMRush, Ahrefs.
hững keywords này sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều tiền khi chạy Google Ads, vì bạn vừa thu hút được nhiều lead chất lượng mà vừa loại ra những traffic không thể chuyển đổi.

Sau khi up lên danh sách đầu tiên, vào Search Term trong thẻ Keywords và tìm hết những từ khóa chính xác mà người ta dùng để tìm thấy quảng cáo của mình.

Hãy tìm những từ không liên quan gì tới chiến dịch của mình và cho nó vào list từ khóa phủ định ngay và luôn.

Hành động ngay: Phải có danh sách từ khóa phủ định tối thiểu 50-100 từ và tiếp tục bổ sung dựa trên dữ liệu tìm kiếm thực tế.

3. Thử nghiệm chuyển đổi

Nhiều chiến dịch Google Ads lập ra mà quên thử nghiệm chuyển đổi.

Nếu ta không thử nghiệm ta sẽ không biết được phải tốn bao nhiêu chi phí để mang về một lead hay đơn hàng từ chiến dịch đó, hay biết được từ khóa nào mang về đơn hàng còn từ nào thì không. Nói chung lợi ích từ việc thử nghiệm chuyển đổi là không thể chối cãi.
Tối ưu quảng cáo để mang về chuyển đổi là cách tốt nhất để tăng ROI và kiếm lời từ những gì bỏ ra.

Vào Settings → Measurement → Conversion, sau đó thì thêm vào tất cả những hành động thể hiện chuyển đổi có thể xảy ra, (dựa trên hành động mà người ta sẽ thực hiện).

Ví dụ:

Đặt hàng
Đăng ký form
Gửi email
Gọi điện
Đăng ký newsletter
Tải app, ebook
Hành động ngay: Cài càng nhiều hành động chuyển đổi càng tốt.

4. Nghiên cứu từ khóa sơ sài

Một trong những lỗi phổ biến chết người trên Google Ads là không nghiên cứu từ khóa đủ sâu.

Ta không thể lựa chọn từ khóa dựa trên những gì mình tin là người khác hoặc bản thân mình sẽ tìm.

Hãy dùng, ít nhất là Google keyword planner để tìm được những từ khóa phù hợp với chiến dịch.

Ngoài nghiên cứu từ khóa, bạn phải lựa chọn đúng kiểu đối sánh cho từ khóa, khoản 90% trường hợp thì nên tránh “đối sánh rộng”.

Từ khóa dạng này thường mang về nhiều traffic không phù hợp, làm tăng chi phí và CPA (cost per acquisiton) trong khi lại làm giảm thứ hạng chung cho tài khoản của bạn.

Hiểu rõ các loại từ khóa đối sánh là hết sức quan trọng để có chiến dịch Google Ads thành công nha các bạn.

Tôi cực lực ủng hộ việc tìm 10-15 từ khóa căn bản và dùng chúng theo 3 biến thể: đối sánh rộng sửa đổi (+), đối sánh cụm từ (“”) và đối sánh chính xác.

Ngoài ra, bạn nên tạo các nhóm quảng cáo cụ thể trỏ vào những landing page cụ thể và có những từ khóa riêng của chúng. Đừng sử dụng tất cả từ khóa cho 1 nhóm, mà trải đều cho các nhóm quảng cáo mà bạn thấy phù hợp.

Hành động ngay: Chọn đúng từ khóa và loại đối sánh, chất lượng click quan trọng hơn số lượng.

5. Không thử nghiệm các chiến lược đấu giá

Có nhiều chiến lược đấu giá khác nhau và khá là khó để tìm ra cái nào phù hợp với mình.

Nhưng bạn nên thử nghiệm vài cái để tìm ra cái phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Nhiều nhà quảng cáo lành nghề thích sử dụng CPC thủ công, một số khác thích tối ưu chuyển đổi hay CPC nâng cao.

Với CPC thủ công, bạn kiểm soát giá đấu trong dài hạn. Tuy nhiên nếu bạn có kế hoạch thử nghiệm chiến dịch chỉ một hoặc hai tuần, bạn có thể xem xét CPC nâng cao hay tối ưu click chuột.

Các chiến lược đấu giá cho phép Google thu về nhiều click nhất ở mức giá tốt nhất có thể.

Hai chiến lược đấu giá nên xem xét là CPA mục tiêu (target CPA) và ROAS mục tiêu (target ROAS). Hai chiến lược này cho phép bạn đấu giá theo CPA (chi phí trên mỗi hành động) hay ROAS (lợi tức trên chi tiêu quảng cáo) lý tưởng..

Nói cách khác, nó cho phép bạn tiêu đúng số tiền cho quảng cáo để đạt ROI và tối ưu đầu tư của mình.

Hành động ngay: Không có phương án đấu giá một-kiểu-vừa-cho-tất-cả, nên tốt nhất là thử các chiến lược đấu giá khác nhau để tìm ra cái nào phù hợp.

6. Chỉ tạo một biến thể quảng cáo

Một lỗi Google Ads thường thấy là chỉ tạo 1 quảng cáo cho mỗi nhóm hoặc chỉ một biến thể cho 1 quảng cáo.

Nếu muốn tăng tỷ lệ chuyện đổi và tối ưu chi phí, thì cần tạo ra một vài biến thể quảng cáo cho mỗi nhóm quảng cáo.

Cho dù sử dụng headline hay mô tả giống nhau, thì có nhiều biến thể và thử nghiệm chúng sẽ giúp tìm ra cái nào chuyển đổi tốt hơn.

Khi tìm ra cái tốt nhất, hãy dừng những cái khác lại và tiếp tục tạo ra một phiên bản khác nữa của cái vừa tìm được. Rồi tiếp tục thử.

Sẽ có rất nhiều lần thử và điều chỉnh trong chiến dịch nhằm tìm ra cái mang lại ROI tốt nhất.

Rất ít khi bạn thấy chiến dịch nào mà chạy ngon lành, mang về lead và đơn hàng từ ngày đầu.

Hành động ngay: Có tối thiểu 2 hoặc 3 phiên bản quảng cáo cho mỗi nhóm quảng cáo.

7. Không sử dụng tiện ích mở rộng quảng cáo

Hãy hình dung các tiện ích mở rộng này như ‘chuông và còi’ cho quảng cáo của bạn. Google hay ở chỗ là nó giúp bạn tạo ra các quảng cáo tối ưu và mang về nhiều traffic chất lượng bằng việc tận dụng sức mạnh từ các tiện ích mở rộng này.

Bạn có thể bổ sung các thông tin hữu ích khá nhằm giúp cho quảng cáo của mình nổi bật giữa đám đông
Đây là cách cực kì hiệu quả để tăng số click chuột. Bạn có thể thêm tiện ích sitelink, hiện ra nhiều đường dẫn khác nhau tới website của mình.

Bạn có thể thêm tiện ích callout, thể hiện USP – điểm bán hàng độc đáo mà mình có.

Còn nhiều tiện ích khác mà bạn nên thử qua như snippet, tin nhắn, địa điểm, giá….

Khi nhắm vào khách hàng trên di động, hãy sử dụng tiện ích gọi điện hoặc tin nhắn.

Cho phép người dùng gọi hoặc nhắn tin ngay trên điện thoại.

Điều bạn cần nhớ về tiện ích là bạn không thể kiểm soát cách chúng xuất hiện.

Google quyết định chuyện này và quyết định hiển thị cho quảng cáo nào. Mục tiêu của bạn ở đây là liên tục nhìn vô tab tiện ích để xem cái nào chuyển đổi tốt hơn.

Hành động ngay: Cài tiện ích mở rộng càng nhiều càng tốt; quảng cáo của bạn càng chiếm nhiều chỗ, thì CTR càng cao.

8. Hiệu quả về mặt chi phí dựa theo địa điểm chạy quảng cáo

Cái này hơi lắc léo tí.

Tôi nhận thấy có 2 loại nhà quảng cáo – một hay khoanh vùng mục tiêu, tập trung vào khu vực nhỏ trước; còn lại thì bạo hơn, đấu giá ở cấp toàn quốc và đôi khi vươn ra tầm quốc tế luôn.

Hiển nhiên yếu tố đầu tiên nên xem xét là khu vực bạn muốn bao phủ. Nếu kinh doanh nhà hàng, thì chỉ cần chạy quảng cáo đâu đó lân cận hoặc khu vực mới mà bạn đang cố gắng tìm chút thị phần.

Với những doanh nghiệp không thuộc tình huống như vầy thì ý tưởng hay là thử trên bình diện rộng hơn.

Lợi ích của cách tiếp cận này là khi bạn có dữ liệu để mà thao tác, bạn có thể thấy kết quả chạy quảng cáo ở một nơi và đưa ra quyết định có cơ sở hơn.

Ví du, bạn nhìn vào chi phí / chuyển đổi từ nơi A thấp hơn B, nên đó có thể là lý do bạn điều chỉnh giảm ngân sách đối với nơi A và tăng lên chút cho B.

Hoặc là bạn thấy rằng lead hay đơn hàng từ một dịch vụ chỉ tới từ một vài nơi chủ chốt thì cũng là căn cứ để điều chỉnh giá thầu và chiến dịch rồi.

Bạn có thể áp dụng cùng các nguyên tắc này khi xem xét theo khía cạnh thiết bị (mobile, tablet). Chi phí chuyển đổi trên mobile cao quá không? Ngân sách cho máy tính bảng xài sạch rồi mà không có chuyển đổi? Thế thôi tắt chúng đi.

Hành động ngay: thử nghiệm các vị trí khác nhau để tìm ra chỗ mang về nhiều lead và đơn hàng nhất.

9. Bỏ quên tính năng Thí nghiệm

Tính năng Thí nghiệm (Experiments) của Google Ads là viên ngọc sáng đang bị giấu đi và thật xấu hổ rằng đang có nhiều nhà quảng cáo không hề dùng tới nó.

Cơ bản là, nó cho phép bạn chia các thử nghiệm để tìm ra biến (variable) hoạt động tốt nhất. Bạn có thể thử các landing page khác nhau, nội dung quảng cáo, loại từ khóa, từ khóa khác nhau hay bất cứ thứ gì khác.

Bạn có thể quyết định lượng traffic cụ thể cho mỗi thí nghiệm, nghĩa là bạn có thể hạn chế rủi ro và phần thưởng cũng cao hơn.

Hành động ngay: Hãy thử chạy thí nghiệm; kết quả cuối cùng sẽ cám ơn bạn vì điều đó.

Kết

Như đã đề cập nhiều lần trên kia, chạy một quảng cáo Google Ads thành công thì mất đôi chút thời gian, kiên trì và vô số lần thử nghiệm.

Bằng việc dành nhiều thời gian cài đặt chiến dịch hợp lý và tránh được được những lỗi nêu trên, bạn có thể tin tưởng vào việc sẽ tạo ra nhiều lead hay đơn hàng có hiệu quả về mặt chi phí và mức độ ổn định.