3 giai đoạn phát triển Mạng Xã Hội Việt Nam, ai là người phát triển kế tiếp?

3 giai đoạn phát triển Mạng Xã Hội Việt Nam, ai là người phát triển kế tiếp?

Tiếp tục loạt bài về e-com VN những năm tháng đầu đời của bác Nguyễn Việt Hùng . Nay xin chia sẻ lại bài viết bàn về các Social Media.

Anh em ecom nhìn cái logo của yahoo mà bảo không biết nhiều hoặc chưa từng sử dụng thì chắc chắn k biết chơi game MU, cũng như là các anh em của 9x với những push sale ngàn đơn /1 ngày chứ không phải những thanh niên của thời đại 7x, 8x mò mẫm với Mạng Lan, Voiip, ADSL. Xin được bắt đầu bài viết :

Mạng xã hội Việt Nam cho đến nay đã trải qua 03 giai đoạn, ai là người phát triển thế hệ kế tiếp của mạng xã hội Việt Nam?

Tôi không còn nhớ rõ năm nào, khoảng chừng 2012, chỉ biết là trưa hè oi ả nắng Sài Gòn gắt đến độ Tiên Tiên cũng chẳng biến nổi mùa hạ thành mùa đông…
Được hẹn gặp chị H. Tran, Business Development Manager của Yahoo khối Châu Á Thái Bình Dương (APAC) đi cùng chồng về thăm Việt Nam, tại Sheraton…
– Chị à, sao yahoo chẳng làm gì ở Việt Nam hết vậy?
“Thị trường nhỏ quá em ạ, Yahoo chẳng quan tâm”

Đó là câu chuyện có thật giữa tôi và chị H. Tran, networking nhau qua Linkedin… Sau câu nói đó của chị, tôi nghĩ “Yahoo đã hết thời rồi”.

Cuối đông 2014, Yahoo tuyên bố đóng cửa đồng loạt ở Việt Nam, Indonesia, Malaysia… chuyển một số nhân sự chủ chốt sang trụ sở Tân Gia ba Singapore.

3 giai đoạn phát triển Mạng Xã Hội Việt Nam, ai là người phát triển kế tiếp?
Màn hình quen thuộc của Yahoo!

Nay là 2019, hơn một nửa dân số Việt Nam dùng Facebook, thanh niên, người già cả neo đơn và trẻ nhỏ, không ai không biết đến Facebook.

Thì trước đó mười năm, 2009, thế hệ 7x, 8x Việt Nam không ai không dùng Yahoo! Blog 360.

Ngày 19 tháng 11 năm 1997 Việt Nam chính thức gia nhập vào mạng Internet toàn cầu. Bên kia bờ Đại Tây Dương Yahoo! Messenger phiên bản đầu tiên ra đời vào năm 1998 tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Từ những năm 2000s trở đi thì ở Việt Nam bắt đầu có những tài khoản Yahoo! Messenger đầu tiên với nickname kiểu boy_lanh_lung_va_co_don; thuy_thu_mat_trang…
Yahoo Messenger đã vượt mốc 120 triệu người dùng trong năm 2009, từ đó phát triển nở rộ cho đến khi các ứng dụng OTT ra đời thì thả dốc không phanh.

Trải qua 20 năm lịch sử vận hành với những tháng ngày oanh liệt thì đến ngày 17 tháng 7 năm 2018 Yahoo! Messenger chính thức đóng cửa.

Giới công nghệ toàn cầu nhìn vào lộ trình phát triển của Yahoo thì buông đúng một từ “Idiot”.
“Idiot” theo Oxford Dictionary có nghĩa là “a stupid person” nhưng thực ra chữ này khởi nguyên từ thời Hy Lạp cổ đại thì không có nghĩa là kẻ ngu ngốc mà là để chỉ những người không quan tâm đến chính trị.
Giới sói già phố Wall thì làm chính trị chứ không phải làm kinh tế. Chính trị là một tầng cao hơn kinh tế trong kinh tế.
Nên nói ban điều hành Yahoo! là những idiots thì ý là những người không quan tâm đến chính trị.

Năm 2002, gã khổng lồ Internet từ chối mua Google với giá vỏn vẹn có 3B USD.

Năm 2006, Yahoo tiếp tục bỏ lỡ cơ hội mua Facebook với giá cũng khoảng 1.2B USD.

Cùng năm đó, tại một khách sạn được xếp hạng năm sao ở San Jose, bang California, Yahoo tổ chức một bữa tiệc dành riêng cho ban lãnh đạo của công ty. Bữa tiệc đó mọi người bàn về brand positioning của những gã khổng lồ internet, trong đó có Yahoo.

Khi được hỏi, với chỉ một từ (ghép) để định vị các thương hiệu trong ngành…

– Nhắc đến Google, người ta nói “Search engine”,
– Nhắc đến Intel, người ta nói “Chip”,
– Nhắc đến PayPal, người ta nói “Payment”,
– Nhắc đến Microsoft, người ta nói “Computer OS”…
Thế rồi, vị moderator, một giám đốc cấp cao, ngà ngà say hỏi “What the f@ck is Yahoo?”
Có người nói “mediaportal”, người nói “news”, “social network”, người thì nói “email”, rồi “search engine”…

Thế thì chúng ta là công ty công nghệ hay công ty truyền thông?

Không ai trả lời được, cuối cùng vị giám đốc đó đã kết thúc question pool của mình mà câu trả lời lại chính là câu hỏi vừa đặt ra “Yahoo is… what the f@ck is Yahoo?”

Kể từ đêm tàn canh hôm ấy, Yahoo lao dần xuống theo các báo cáo line chart.
Yahoo có cơ hội thâu tóm YouTube, Skype nhưng đều bỏ lỡ.
Đau đớn nhất, năm 2008 Microsoft ngỏ ý mua Yahoo với giá 45B USD nhưng yahoo từ chối.
Để rồi chín năm sau, vào thứ ba tháng sáu năm 2017, Yahoo quyết định bán thân cho Verizon với giá chỉ 4.5B USD.
$100 vào năm 2009, so về sức mua tương đương, vào năm 2017 là $114.26.
Vậy 45B USD là bao nhiêu?
Verizon mua Yahoo để sáp nhập cùng AOL nhằm xây dựng đế chế truyền thông, gọi tên là “Oath:”

Chính từ lúc này, Yahoo được định nghĩa là “công ty truyền thông”, thương vụ cuối cùng đã giải thích cho cả thế giới hiểu mô hình của Yahoo là gì.

Sau năm năm lèo lái con thuyền đang chìm, ngày 13 tháng 06 năm Đinh Dậu, lịch vạn niên thứ 2017, người đàn bà đẹp Marissa Mayer bước ra khỏi Yahoo và để cánh cửa sau lưng mình khép lại. Ngày mà Yahoo có bữa tiệc cuối cùng với Verizon.

Yahoo đáng lẽ ra nên là mạng xã hội khi đã có một lợi thế quá lớn từ Yahoo! Messenger, Yahoo! Search, Yahoo! Blog.

Mạng xã hội Yahoo Blog với tên gọi Yahoo! Blog 360° được ra đời vào ngày 29 tháng 3 năm 2005 và chấm dứt hoạt động từ ngày 13 tháng 7 năm 2009 trên toàn cầu.
Ở Việt Nam thời đó chỉ có Yahoo nên cư dân mạng ai cũng có một trang blog, nhờ blog tôi có tìm cho mình một người yêu, kết nối bạn bè làm startup…

Mạng xã hội là nơi để người ta chia sẻ những tâm tư của mình, nói lên tiếng nói của mình. Nếu không phải như thế thì không là mạng xã hội. Còn kết nối bạn bè? Đó là việc tự nhiên mà thành.

Yahoo! Blog 360° đóng cửa thì Yahoo phát triển tiếp Yahoo! Pulse và Yahoo! 360Plus. Cộng đồng blogger rục rịch chuyển nhà.

Một bộ phận người dùng đã chuyển nhà lên:

1 Mạng xã hội thế hệ đầu tiên: Nền tảng diễn đàn (vBulettin, PHP forum…)

3 giai đoạn phát triển Mạng Xã Hội Việt Nam, ai là người phát triển kế tiếp?

Thời 2009 – 2010, các forum nổi bật nhất ở Việt Nam có: Tamtay (Tầm tay), Yume, Yobanbe (Yo Bạn Bè), Truongxua (Trường xưa), TTVNOL (Trái Tim Việt Nam Online), Tinhte (Tinh tế), Voz

Các trang này thì dựa vào cái core là mô hình forum diễn đàn. Việc của forum thì quan trọng nhất là thành lập các câu lạc bộ. Lúc này mạnh nhất vẫn là TTVNOL.

Mạng xã hội thế hệ đầu tiên là mạng xã hội một chiều, theo hình thức “centralized pool” với các subpage theo topic, thread và có người quản lý, phê duyệt nội dung.

Một người tạo thread, các thành viên tham gia bình luận. Các mod (moderator) và admin (administrator) thấy không ưng hoặc vi phạm điều lệ câu lạc bộ thì xóa.

Các trang diễn đàn thời đó đã luôn nỗ lực thu hút cộng đồng người dùng từ Yahoo qua nhưng bất thành, sau này thì hơn 90% đã đóng cửa.

Chỉ có những MXH theo niche market của thế hệ đầu tiên mới tồn tại cho đến tận bây giờ, lớn nhất vẫn luôn là Tinhte, Voz. Người ta gọi Tinhte là cộng đồng chứ không ai gọi là mạng xã hội.

Mô hình lớn nhất của câu lạc bộ (club) là cộng đồng (community). Có thể nói Tinhte là trang diễn đàn cộng đồng yêu công nghệ. Tinhte, Voz là đại diện cho phiên bản cuối cùng của Mạng xã hội thế hệ đầu tiên tại Việt Nam.

Tiếp đến là:

2.Mạng xã hội thế hệ hai: Nền tảng Web 2.0

Dẫn đầu là ZingMe (Của VNG), thứ đến là Go.vn (của VTC Online)

3 giai đoạn phát triển Mạng Xã Hội Việt Nam, ai là người phát triển kế tiếp?
Mạng xã hội Zing Me gắng liền với các game

Lúc này có thể hiểu, những ông lớn đã có tiềm lực về công nghệ và tài chính, xây dựng đội ngũ phát triển web riêng và phát triển MXH với cái core riêng của mình trên nền tảng web 2.0.

Trung thu tháng 8 năm 2009, ZingMe ra mắt. Sứ mệnh của ZingMe là để thay thế Yahoo và cạnh tranh với Facebook. ZingMe ra đời dựa vào “influencers” là các ca sĩ nổi tiếng như Đan Trường, Lam Trường, Phương Thanh… thời bấy giờ để thu hút các fan club nhằm xây dựng cộng đồng…

Nhưng cuối cùng không thành công đành chuyển đổi mô hình dựa vào core business của mình là cộng đồng gamers. Mạng xã hội dành cho game thủ.

Song hành cùng ZingMe nhưng ở đầu cầu Hà Nội, nhân dịp sinh nhật bác Hồ 2010, VTC Online chính thức bấm nút launching mạng xã hội Go.vn thuần Việt với kế hoạch 5 năm.

VTC Online có cái base lớn là truyền hình kỹ thuật số nên cách điệu logo của Go.vn gồm 3 màn hình đó là: Mobile, PC và TV. Ba màn hình đan vào nhau ý nói là người dùng của cả ba nền tảng phần cứng gồm smartphone, personal computer và television đều được hợp nhất trên Go.vn.

Ngày 26/5/2010 ông Nguyễn Lâm Thanh, Phó Giám đốc Công ty VTC Intercom, công ty chủ quản Go.vn họp báo tuyên bố rằng Go.vn sẽ đánh bại Facebook. VTC Online lập kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và cũng là duy nhất cho hành trình của mình, nên năm năm sau cũng ra đi vì đã hoàn thành kế hoạch.

Duy nhất cho đến thời điểm lúc bấy giờ, có thể nói ZingMe là mạng xã hội Việt Nam tuyên bố cạnh tranh trực tiếp với Facebook và làm được, tuy chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Ngày 23 tháng 9 năm 2009 ZingMe cán mốc 945.000 user, nhiều hơn 918.000 user của Facebook.

Tuy nhiên từ 2010 trở đi thì heatmap (bản đồ nhiệt) mạng xã hội Việt Nam do Facebook vẽ khi đã chiếm hơn 70% thị phần. Còn ZingMe theo sau và lụi tàn dần theo năm tháng. Cuối cùng pivoting thành mạng xã hội dành cho game thủ.

“Thua kèo này ta bày keo khác” đó là ý chí kiên cường của VNG. Ngày 08 tháng 08 năm 2012, VNG lên kế hoạch xây dựng,

3 Mạng xã hội thế hệ ba: Nền tảng OTT

3 giai đoạn phát triển Mạng Xã Hội Việt Nam, ai là người phát triển kế tiếp?
Mạng xã hội Zalo có sức tăng trưởng vượt bậc

OTT (Over-The-Top) app là các ứng dụng cung cấp và truyền tải nội dung bao gồm ký tự, âm thanh, hình ảnh, video, end to end. Các ISP (Internet Service Provider) không có quyền can thiệp vào nội dung truyền tải và thu phí dịch vụ dựa trên data được streaming và buffering về thiết bị đầu cuối của users. Phổ biến nhất là các ứng dụng nhắn tin, gọi điện, video call miễn phí như Viber, Line, Kakaotalk, Zalo…

Nếu mình nhớ không nhầm thì khoảng năm 2013 một SMS tốn khoảng 300₫, một trăm tin nhắn là 30000₫, một thời mà bấm tin nhắn cho người yêu còn nhanh hơn cả gọi điện. Zalo ra đời cung cấp tin nhắn, gọi điện miễn phí thì chỉ có idiot mới không muốn dùng, những người không quan tâm đến chính trị.

Cho đến nay thì chỉ có duy nhất Zalo là mạng xã hội (MXH) có chỗ đứng trên thị trường, song hành cùng Facebook.

Làm MXH ở Việt Nam thực sự rất khó, vì MXH là một nền tảng UGC (User generated content) nên đòi hỏi thời gian đủ lâu và chi phí vận hành, duy trì đủ bền chỉ để làm một việc duy nhất đó là: gia tăng switching cost.

Chỉ có mô hình mạng xã hội thì chúng ta mới bàn đến switching cost vỉ user xây dựng data asset của mình trên các MXH, còn lại các mô hình khác thì nói cho vui, vì là benefit-centric cho user.

Để gia tăng switching cost thì yếu tố quan trọng nhất là time. Nếu ví mỗi người dùng như một cái cây thì trồng cái cây cần có time bám rễ, khi cây đã bám rễ rồi thì bứng lên và trồng ở nơi khác rất khó. Chính vì làm MXH cần time nên cost of operation là cực kì lớn, lớn hơn e-commerce rất nhiều, nói như thế là vì e-commerce là dòng tiền 02 chiều. Còn MXH chỉ có dòng tiền 01 phía.

Zalo không có cái back là VNG thì không thể có được ngày hôm nay và ngày hôm nay, MXH chuẩn bị sang một trang mới,

4 Mạng xã hội thế hệ thứ 04: Nền tảng fintech.

3 giai đoạn phát triển Mạng Xã Hội Việt Nam, ai là người phát triển kế tiếp?

Nếu chúng ta để ý thì tất cả các công ty hiện tại làm MXH đều dựa vào backbone là fintech.

– VCCorp làm mạng xã hội Lotus.
– G-group làm mạng xã hội Gapo.
– Viettel phát triển tiếp mạng xã hội Mocha…

Nhưng bây giờ làm mạng xã hội đã khác, nếu không có ví điện tử thì tốt nhất đừng có làm.
Tại sao tôi nói như vậy?
[ to be continued ]