Thông thường, khi chúng ta viết content bán hàng, nội dung ở website hay bài viết thì việc mở bài là điều rất quan trọng. Khi có một tiêu đề hay hoặc cuốn hút thì chúng ta sẽ có những nội dung chất lượng sau đó nhờ việc phản xạ khi viết content và nội dung bán hàng.
Mục lục
3 Công Thức Mở Bài Content Hay Là Gì?
Đối với mình, phần mở bài luôn là phần quan trọng nhất của một bài viết, một đoạn quảng cáo. Đoạn mở đầu tốt có thể khiến người đọc bị cuốn vào “bể content” mà không thể dứt ra. Còn đoạn mở đầu tệ thì… tất nhiên rồi! Như Joseph Sugarman từng nói trong cuốn “Khiêu vũ với ngòi bút”: “Tất cả các yếu tố trong một quảng cáo đều hướng đến một và chỉ một việc: khiến bạn đọc câu đầu tiên của nội dung quảng cáo”. Chính vì vậy, cửa ải “3 câu đầu” luôn là phần tốn khá nhiều sức của mình trong một bài content. Mình cho rằng 3 câu là vừa đủ cho một đoạn mở bài tạm ổn. Đây cũng là số lượng vừa đủ để có thể áp dụng 3 công thức viết mở bài sau đây:
1. Công thức mở bài bằng câu hỏi
Có thể bạn đã biết: Tiềm thức luôn muốn tìm kiếm những điều hoàn chỉnh. Nếu bạn đưa ra một câu khẳng định, tiềm thức người đọc sẽ ngầm đưa ra một câu phủ định. Nếu đưa ra câu hỏi, tiềm thức sẽ tìm đến một câu trả lời. Trong vô thức, câu hỏi mở đầu “khiêu khích” tiềm thức của người đọc tìm đến câu trả lời – là phần thân bài. Khi đặt câu hỏi vào đúng insight của người đọc, phần mở đầu còn có thể khiến người đọc hứng thú ngay lập tức – “Ohh, sao nó biết mình ngứa chỗ này hay zạy ta?”. Ví dụ về việc đặt câu hỏi mở đầu cho chủ đề “học tiếng Anh”: “Sẽ ra sao nếu tôi nói với bạn một phương pháp học tiếng Anh đột phá, không cần tập nói, cũng không cần tập nghe?” “Đã bao nhiêu lần bạn tốn hàng chục triệu cho những khoá học tiếng Anh, nhưng vẫn bất lực trước câu điều kiện?” v.v… Phương pháp này khá hữu hiệu khi bạn đang thực sự “bí”. Mở bài bằng câu hỏi sẽ thêm phần hiệu quả nếu kết hợp với phương pháp bắc cầu (công thức số 3).
2. Công thức mở bài APP
Công thức này được chia sẻ trong case study về copywriting của Brian Dean. Mình thường áp dụng nó cho các dạng content hướng tới khách hàng như trên website, bài quảng cáo… Lý thuyết về APP dựa trên việc đồng tình với insight của khách hàng. Vào team của khách hàng bằng việc đồng hành với nỗi đau của họ. Với APP chúng ta sẽ có 3 phần: Agree (đồng ý): Đồng tình với vấn đề của khách hàng đang gặp phải. Promise (hứa): Hứa sẽ giải quyết được vấn đề của họ. Preview (xem trước): Cho xem lời hứa demo để tạo niềm tin cho khách hàng xem phần tiếp theo. Ví dụ: “Tôi cũng như bạn, từng tốn hàng chục triệu học tiếng Anh tại các trung tâm nhưng không hiệu quả, nhận về chỉ là mệt mỏi và chán nản. Nhưng sẽ ra sao nếu bạn chỉ cần học tại nhà, không tốn một xu nào cho các trung tâm nhưng có thể nói chuyện với tây chỉ sau 5 tháng? Không phải thủ thuật gì cao siêu, đây chỉ là một cách sắp xếp các kiến thức tiếng Anh theo sơ đồ tư duy mà mình đã tổng hợp được. Làm chắc từ gốc tới ngọn, bạn sẽ nắm trọn toàn bộ English trong lòng bàn tay mà không thể quên. Nào, let’s go!” Lại một công thức hoàn hảo để nấu món “bí”, phải không nhỉ, hehe!
3. Công thức bắc cầu
Nó sẽ kết hợp rất tốt với phương pháp đặt câu hỏi đấy. Quan điểm của công thức này là tạo ra một cây cầu nối giữa 2 bờ sông: ảo vọng và thực tế. Nhưng chẳng ai cần cây cầu khi 2 bờ quá gần và họ có thể tự nhảy qua. Do vậy, để cái cầu có nhiều người bước qua, cần kéo xa thêm khoảng cách của 2 bờ sông. Ban đầu, hãy tạo ra một viễn cảnh tươi đẹp về việc giải quyết được nỗi đau của khách hàng. Đối với việc học tiếng Anh, đó là: Du lịch nước ngoài không lo bị lạc, thoải mái khám phá Quen nhiều bạn tây, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá Học được nhiều tri thức hơn từ kho kiến thức vô tận của bọn tây v.v… Tuy nhiên, hãy mạnh tay kéo nhanh người đọc trở về mặt đất: Bạn đi làm cả ngày, tối về đã mệt oải không có thời gian học dù chỉ 1 tiếng Bạn không biết bắt đầu từ đâu Bạn mắc bệnh não cá vàng Đọc sách tiếng Anh 2 phút thì ngủ mất v.v… Bây giờ khi 2 bờ đã xa, hãy bắc cây cầu: “Phương pháp học tiếng Anh bằng sơ đồ tư duy siêu trí nhớ, tạo ra động lực tự nhiên giúp vượt qua mọi rào cản và mệt mỏi”. Đó, nếu món canh “bí” chưa ngon thì đừng quên phương pháp bắc cầu nhé! Túm lại Với 3 công thức trên, hy vọng các bạn đã có những hướng mới trong việc thưởng thức món “bí”. Tuy nhiên, để hoàn thiện content thì không nên phụ thuộc vào công thức. Phần mở đầu của bài viết này mình cũng không theo công thức nào trong 3 công thức trên. Content hay phụ thuộc vào sự sáng tạo và rèn luyện của bạn rất nhiều. Rất mong được lắng nghe những bí quyết của cả nhà trong việc tận hưởng món canh “bí”. Nguồn: Quân Lê trong group Viết hay không bằng hay viết.